Biện pháp khắc phục tình trạng chậm nói ở con trẻ

Trẻ chậm nói là một vấn đề không chỉ khiến cho rất nhiều bậc làm cha làm mẹ quan tâm và lo lắng mà còn làm ảnh hưởng tới quá trình phát triển của con. Vậy để khắc phục tình trạng chậm nói ở trẻ cha mẹ cần phải chú ý điều gì?

Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói

Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói

Khi bắt đầu giai đoạn lên 2 tuổi thì trẻ đã bắt đầu sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và bắt chước các âm thanh mà bé nghe được. Nếu trẻ được 2 tuổi mà chưa nói được từ nào thì cha mẹ cần phải chú ý theo dõi quá trình phát triển của con mình, tìm ra nguyên nhân khiến trẻ chậm nói để có biện pháp xử lý càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân khiến trẻ bị chậm nói

Chậm nói là căn bệnh thời của hiện đại, với nhiều nguyên nhân khác nhau, đôi khi chỉ là do trục trặc trong vòm miệng, như với lưỡi hoặc hàm ếch, chậm nói do khuyết điểm về sự phát triển não bộ. Dây hãm ngắn cũng có thể hạn chế cử động của lưỡi khiến trẻ khó nói…Chức năng nghe kém cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ bị chậm nói.

Ngoài ra việc ảnh hưởng tâm lý do gia đình quá cưng chiều hay bỏ bê trẻ, hoặc đã xảy ra một biến cố nào đó làm ảnh hưởng đến tâm lý trẻ cũng đều khiến trẻ chậm phát triển khả năng nói của mình.

Những điều cha mẹ cần lưu ý khi trẻ bị chậm nói

Việc trẻ con đang lớn chậm nói khiến cho không ít bậc phụ huynh hoang mang và có những hành động lo lắng thái quá. Tuy nhiên, để giúp trẻ nhanh chóng có thể nói được thì trước hết các bậc phụ huynh cần phải bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân nào khiến trẻ bị chậm nói để có biện pháp điều trị thích hợp, chăm sóc quan tâm, giáo dục trẻ phát triển ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi của trẻ. Nếu nhận thấy vấn đề bất thường về khả năng nói của trẻ như dưới đây thì phải có biện pháp can thiệp kịp thời.

  • Trẻ 6 đến 8 tuần tuổi không có phản ứng với giọng nói hay những âm thanh lớn.
  • Không cười với giọng nói của cha mẹ lúc 2 tháng.
  • Không quan tâm đến những thứ xung quanh khi được 3 tháng tuổi
  • Không quay đầu theo hướng âm thanh lúc 4 tháng.
  • 6 tháng tuổi không cười tự phát.
  • 8 tháng tuổi không có biểu hiện bập bẹ.
  • Không nói được từ đơn lúc bé 2 tuổi.
  • 3 tuổi vẫn chưa nói được một câu đơn giản.

Những trường hợp trên thì mẹ cần phải đưa trẻ tới bệnh viện để được thăm khám đánh giá chính xác nhất tình trạng con đang gặp phải. Với những trẻ bị nhẹ thì có thể được huấn luyện ngôn ngữ cha mẹ tại gia đình, nặng hơn thì phải điều trị thúc đẩy ngôn ngữ kết hợp giữa các chuyên gia ngôn ngữ, tâm lý và bác sĩ.

Cách chăm sóc khắc phục tình trạng chậm nói ở trẻ

Việc phát triển khả năng nói là tổng hợp của khả năng bẩm sinh và nuôi dạy con cái. Để khắc phục tình trạng chậm nói ở con mẹ cần phải:

Luôn giao tiếp với trẻ nhiều hơn: Muốn con thông minh hơn thì cần phải trò chuyện cùng chúng. Những câu chuyện đơn giản, những cử chỉ trìu mến, yêu thương cũng có thể cải thiện tình trạng nghe của trẻ. Hãy buôn chuyện, giao tiếp với trẻ mọi lúc mọi nơi, lúc cho bé ăn, bé tắm, ru bé ngủ…để trẻ có thể phát triển được khả năng nghe nói của mình.

Không nhái lại ngôn ngữ của trẻ: Trẻ nhỏ thường phát âm không được chuẩn, giọng nói lịu, ngọng khi vừa mới bắt đầu, mẹ tuyệt đối không được bắt chước hay nhái lại giọng nói của trẻ, nhất là trong quá trình giáo dục trẻ chậm nói vì điều này khiến trẻ bị nói sai, nói ngọng nhiều và lâu hơn, trở thành thói quen khó sửa.

Luôn trả lời bé: Trẻ chậm nói có thể không giao tiếp được bằng lời nói, tuy nhiên chúng có thể sử dụng cử chỉ, thái độ, điệu bộ cơ thể để nói chuyện với bạn. Mẹ hãy trẻ lời bé bằng cách giải quyết những thái độ đó: Bé đưa cho bạn 1 đồ vật, hãy đón nhận lấy, bé muốn lấy đồ vật, hãy khuyến khích bé hành động để có được nó. Đây là cách dạy trẻ chậm nói tưởng chừng đơn giản nhưng lại được nhiều chuyên gia đánh giá cao.

Khắc phục tình trạng chậm nói ở con

Khắc phục tình trạng chậm nói ở con

Cho con tiếp xúc nhiều với môi trường xung quanh: Mẹ hãy tạo môi trường cho trẻ được tiếp xúc với nhiều người, nhiều bạn bè, nhiều sinh vật xung quanh, điều này không chỉ giúp trẻ hình thành những kỹ năng sống cần thiết, giúp trẻ nhanh nhẹn hơn mà còn để trẻ có thể nói chuyện được với bạn cùng lứa không bằng cách thông qua ngôn ngữ, đem lại nhiều cơ hội để phát triển ngôn ngữ tốt hơn.

Nếu nguyên nhân khiến trẻ chậm nói xuất phát từ yếu tố thính giác của trẻ thì mẹ cũng không nên quá lo lắng. Trước 5 tuổi việc điều trị cho trẻ vẫn rất khả quan bằng cách phẫu thuật. Trong trường hợp xấu nhất đó là trẻ không nghe được thì mẹ có thể cho trẻ đeo máy trợ thính.

Nếu nguyên nhân khiến trẻ chậm nói là do yếu tố tâm lý, thì cần phải áp dụng các phương pháp theo sự chỉ dẫn của bác sĩ tâm lý. Bên cạnh đó cha mẹ cần dành nhiều thời gian quan tâm đến bé hơn, cần để cho bé có thời gian tự lập và có cơ hội để phát triển khả năng ngôn ngữ.

Cha mẹ luôn là người đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thúc đẩy việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Do đó, cha mẹ cần phải trang bị những kỹ năng chăm sóc con cái và khuyến khích trẻ tập nói ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Cha mẹ cần nói chuyện thường xuyên với trẻ, đọc sách, đọc truyện, mở nhạc cho trẻ nghe. Hay có thể dạy trẻ ngôn ngữ bằng cách chỉ vào các đồ vật trong nhà và đọc to tên của những đồ vật đó.

Bên cạnh đó bố mẹ cần phải xem xét lại chế độ ăn uống của con, xem con có được bảo đảm cung cấp đầy đủ dinh dưỡng đặc biệt là các loại vitamin và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của não bộ chưa. Một chế độ dinh dưỡng không bảo đảm những chất cần thiết cho trẻ cũng khiến cho trẻ chậm phát triển về thể chất, trí tuệ và khả năng nghe nói của mình.

Lưu ý tuyệt đối không nên ép trẻ nói, không được lơ là, không quan tâm khi con muốn giao tiếp với mình. Mẹ cũng đừng tiếc lời khen ngợi, vỗ tay mỗi khi trẻ phát âm được một từ nào đó, điều này sẽ khích lệ con rất nhiều.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội