Điều dưỡng viên hướng dẫn cách chăm sóc trẻ 7-14 tuổi
Tuổi thiếu niên của trẻ được tính từ 7-14 tuổi, là giai đoạn cha mẹ cần đặc biệt lưu ý để có thể giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh và tâm hồn trong sáng.
- Con trẻ 6 tuổi sự phát triển vượt trội về tâm lý và tính cách
- Thương cho roi cho vọt đúng hay sai?
- Thúc đẩy tăng chiều cao cho trẻ bằng 3 bài tập “thần kỳ”
Hướng dẫn chăm sóc trẻ tuổi thiếu niên
Tuổi thiếu niên trẻ có đặc điểm gì?
Đây được gọi là thời kỳ học đường, mọi vấn đề trong cuộc sống của trẻ dường như xoay quanh chuyện học tập ở trường. Trong giai đoạn này trẻ tiếp thu nhanh mọi kiến thức, biết suy nghĩ và phán đoán, phát triển trí thông mình và tài năng đặc biệt. Đây cũng là lúc trẻ bắt đầu có sự nhận thức và phân biệt giới tính.
Thời kỳ này các bắp thịt bắt đầu phát triển, trẻ mập ra nhưng vẫn giữ dáng thon gọn. Răng vĩnh viễn bắt đầu mọc thay cho răng sữa, quá trình thay răng bắt đầu từ khi trẻ trên 6 tuổi và thay xong ở khoảng tuổi 12.
Về tâm lý: Trẻ thường hay bắt chước hành động của những người xung quanh, trẻ cũng dần tự lập, thường nghe lời bạn bè, thầy cô hơn nghe lời cha mẹ và rất dễ bị tác động bởi môi trường xấu. Trẻ thường thích chơi thành nhóm với bạn cùng giới, đồng thời dễ nhầm lẫn khái niệm tình yêu đôi lứa với mối quan hệ bạn bè khác phái. Đây cũng là thời gian trẻ chịu áp lực về học tập nên thường tạo khoảng cách giữa cha mẹ và con cái, điều này khiến trẻ ít chia sẻ hơn dẫn tới mất cân bằng tâm lý.
Trẻ tuổi thiếu niên dễ mắc bệnh gì?
Bệnh lý tuổi học đường như tật khúc xạ về mắt, gù vẹo cột sống rất thường gặp. Các tật khúc xạ chiếm tỷ lệ 6% học sinh, thường gặp tình trạng cận thị hoặc loạn thị. Nguyên nhân thường gặp do học tập thiếu ánh sáng, cúi sát khi đọc, học hoặc xem phim quá nhiều…Đeo kính cận là biện pháp hiệu quả rẻ tiền để khắc phục tình trạng này. Sức khỏe của con cũng có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng vẹo cột sống do dây chằng cột sống của trẻ chưa ổn định, còn lỏng lẻo nên dễ bị biến dạng nếu tư thế ngồi sai kéo dài. Vẹo cột sống không chỉ hạn chế về thẩm mỹ mà còn gây ảnh hưởng tới cơ quan khác (chèn ép tủy sống, biến dạng lồng ngực…), giảm khả năng vận động.
Trẻ tuổi thiếu niên thường mắc bệnh gì?
Quá trình thay răng của trẻ thường gặp vấn đề răng sâu và răng mọc lệch. Nếu như răng sữa không được bảo toàn do sâu mòn, nhổ sớm sẽ làm cho răng vĩnh viễn mọc lệch. Răng hàm số 6 mọc lúc 6 tuổi là răng vĩnh viễn không thay nên thường dễ bị sâu do chưa được chăm sóc đúng và bố mẹ cứ nghĩ là răng sâu thì sẽ thay. Lưu ý người lớn có 28-32 răng, trẻ em có 20 răng do vậy những răng 6,7,8 là răng vĩnh viễn mọc một lần không thay.
Theo các Điều dưỡng viên tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, đây là thời kỳ tổ chức Amidan phì đại nhiều (gấp đôi so với người lớn) nên trẻ dễ bị viêm amidan gây sốt, đau họng, biến chứng viêm đường hô hấp khác. Tuổi này những bệnh về dị ứng như hen suyễn, thấp khớp cũng vẫn thường xảy ra.
Điều dưỡng viên chia sẻ một số lưu ý trong quá trình giáo dục giới tính cho con
Đây là thời kỳ rất quan trọng trong việc nuôi con khỏe và hình thành nhân cách của trẻ sau này, gia đình và nhà trường cần có sự kết hợp để giáo dục hiệu quả trong cả 3 mặt: Gia đình, nhà trường và cộng đồng.
Để đảm bảo sức khỏe của trẻ phát triền toàn diện, cần vệ sinh trường học, bố trí trường lớp khu học tập, khu vui chơi hợp lý, bàn ghế phù hợp với tầm vóc học sinh, phòng học đủ sáng…
Đưa vào chương trình giáo dục sức khỏe với các chủ đề thông tin các bệnh thông thường, dạy trẻ cách tự chăm sóc bản thân, phòng tránh bệnh tật (đặc biệt là các bệnh lý lây nhiễm),… cũng như giáo dục giới tính một cách khéo léo và bổ ích.
Cha mẹ giáo dục giới tính trẻ một cách khéo léo
Mỗi độ tuổi sẽ có những đặc điểm sức khỏe, tâm sinh lý khác nhau nên làm sao để có thể hiểu được trẻ đang cần gì, làm sao để con phát triển toàn diện là điều mà các cha mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết. Thông tin chia sẻ tại website giaoductretho chỉ mang tính chất tham khảo!
Nguồn: Giáo dục trẻ thơ chia sẻ