Khi trẻ sơ sinh mắc đẹn tang cha mẹ cần làm gì?

Đẹn tang ở trẻ sơ sinh thường mắc phải, tại vùng miệng lưỡi của trẻ.Đẹn tang có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ đặc biệt khi ăn uống. Vậy cha mẹ nên làm gì khi bé bị đẹn tang?


Khi trẻ sơ sinh mắc đẹn tang cha mẹ cần làm gì?

Bệnh đẹn là gì?

Giảng viên chuyên ngành  Cao đẳng Hộ sinh – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur xin được trả lời “Bệnh đẹn là gì?” như sau: Đẹn là 1 bệnh xuất hiện trong lưỡi của bé sơ sinh ( giai đoạn bé dưới 1 tuổi) đây là nấm lưỡi hay tưa lưỡi do Candida albicans, loài nấm này sống trong khoang miệng của bé nếu như 1 lượng cực kì nhỏ kể cả bé lớn nhưng sẽ không hại gì tới bé, nhưng chúng lại tăng trưởng cực kỳ nhanh. Từ đó chúng gây ra nhiễm trùng nặng hơn sẽ không gây biến chứng nhiều, nhưng dễ tái phát và lâu khỏi lúc đó trẻ nhiễm đẹn sẽ bị tác động nhiều về vấn đề ăn uống.

Triệu chứng của bệnh đẹn ở bé sơ sinh là gì?

Bệnh đẹn trên lâm sàng được bác sĩ tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ cụ thể như sau: Lớp phủ trắng ở lưỡi của bé hay những vị trí khác trong miệng giống như sữa dày đặc dính lại rất khó rửa sạch được, các bất thường tại vùng miệng này sẽ làm bé đau khi bú và không muốn bú, nếu bé lớn hơn dẫn đến bỏ ăn, chán ăn và hay thấy bé đau ở miệng.

Những mảng trắng này sẽ nhiều ở đường nứt nhỏ trong lưỡi hay mép miệng, niêm mạc miệng bé, nướu răng, sau một thời gian nhất định dẫn đến màu vàng ngà lan sang vùng họng.

Khi gặp tình huống này, có một số phụ huynh cạo nó ra sẽ có hiện tượng chảy máu như vậy sẽ dẫn đến tình trạng bé bị nhiễm trùng nặng hơn.

Thấy miệng bé có biểu hiện khô và nứt nẻ ở xung quanh miệng do vi khuẩn gây ra làm cho bé khó chịu không yêu thích bú hay nuốt khó có khả năng bỏ bú và quấy khóc nhiều.


Trẻ bỏ bú và quấy khóc nhiều.

Bé bị mắc đẹn tang cha mẹ xử lý ra sao?

Sử dụng nước trè xanh: tinh chất trong trơ xanh có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn cực tốt, vì thế sẽ giúp diệt nấm và giảm nhanh triệu chứng bệnh. Theo đấy những người chăm sóc bé thu thập ít lá trơ xanh rửa sạch, cho vào nồi cùng ít muối hạt đun sôi, chờ cho nguội thì sử dụng nước đấy để lau lưỡi cho bé là sẽ sớm khỏi.

Sử dụng rau ngót: người chăm sóc bé lấy khoảng 1 nắm lá rau ngót sạch đem rửa sạch với nước, tránh với nước sôi để nguội. Sau đó cho vào cối giã nát, chắt lấy nước, sử dụng khăn sạch hoặc rơ lưỡi đeo vào tay, thấm vào nước rau ngót rồi tưa lưỡi đẹn cho bé. Người chăm sóc bé tưa đều cả khoang miệng, lật cả một số mảng đốm màu trắng đấy để tiêu diệt nấm vượt trội hơn.

 Sử dụng nước muối loãng lau lưỡi cho bé: loại nước muối sinh lý Natriclorua 0,9% có bán ở hiệu thuốc có tác dụng diệt khuẩn tốt, làm dịu vết nứt và giúp bé dễ chịu hơn. Người chăm sóc bé quấn miếng gạc vào đầu ngón tay, nhúng vào nước muối rồi cứ thế rơ hết khoang miệng, bỏ đi hết những đốm nấm trắng để bé mau khỏi.

 Rơ lưỡi cho bé bằng cỏ nhọ nồi: cỏ này có thể gọi là cỏ mực giúp trị nấm cực kỳ tốt. Chúng thường mọc hoang ở ven đường hay bãi đất trống, người chăm sóc bé lấy 1 ít về đem ngâm nước rửa sạch cho hết bụi mất vệ sinh. Sau đấy đem giã nát và chắt lấy nước, sử dụng để rơ lưỡi cho bé.

Hình ảnh đẹn tang trẻ

Nữ hộ sinh chia sẻ một số chú ý khi rơ miệng trị bệnh đẹn cho bé

Vấn đề rơ miệng cho bé có thể tiến hành sau khi cho bé bú khoảng 2 tiếng để sữa xuống hết tá trơng, làm giảm gây nôn và để thời gian niêm mạc miệng tiếp cận tới thuốc được lâu. Người chăm sóc bé cần rửa tay sạch sẽ, có thể quấn gạc đã hấp vào ngón trỏ, sau đó cho một ít thuốc lên gạc và rơ miệng cho cháu.

Phụ huynh cần phải rơ khắp miệng cho bé gồm các phần sau: mặt trong hai má, trên và dưới lưỡi, mặt trong và ngoài của lợi, hàm ếch. Khi rơ lưỡi, mọi người cần cẩn thận, không đưa ngón tay vào quá sâu trong miệng bé làm giảm gây nôn.

Ngoài vấn đề rơ miệng cho bé, thì trong quá trình chăm sóc nuôi dạy trẻ, phụ huynh cũng cần vệ sinh những vật dụng của bé mỗi ngày thật sạch sẽ để hạn chế được mầm bệnh lây lan. Phụ huynh nên hấp hoặc luộc núm vú, bình bú: trong 5 đến 7 phút sau mỗi lần bú. Chữa trị nấm bẹn nếu như có và chữa trị nhiễm nấm cho người chăm sóc bé (cha,mẹ hoặc người giúp việc).

Trên đây là những chia sẻ bổ ích từ các chuyên gia y tế tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur về bệnh đẹn tang ở trẻ nhỏ. Cha mẹ khi phát hiện con bị đẹn nên đưa ngay đến bệnh viện để được khám, không tự ý xử trí!

Nguồn: Giáo Dục trẻ thơ tổng hợp và chia sẻ


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội