Những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ Việt
Trẻ Việt thường thiệt thòi so với trẻ trên thế giới bởi phụ huynh ở ta chưa chú trọng dạy kỹ năng sống cho con từ lúc nhỏ. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời của trẻ.
- Dạy cha mẹ cách nuôi con nhàn tênh
- Dạy kỹ năng sống cho trẻ quan trọng nhất điều gì?
- Cho con đi nhà trẻ sớm, nên hay không nên?
Kỹ năng sống là điều cha mẹ cần dạy cho trẻ ngay khi từ nhỏ
Thông thường kỹ năng sống của trẻ bao gồm rất nhiều kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng vệ sinh, kỹ năng thích nghi với môi trường sống, kỹ năng hợp tác chia sẻ. Mục đích dạy trẻ kỹ năng sống là giúp trẻ có thể phát triển tốt hơn trong cuộc sống và tự lập được khi không có người lớn bên cạnh. Dạy kỹ năng sống cho trẻ chính là truyền cho trẻ những kinh nghiệm sống của người lớn, qua đó để trẻ biết vận dụng, biến thành kiến thức của mình để giải quyết khó khăn trong cuộc sống sao cho phù hợp. Ngày nay nhiều cha mẹ thường đem những kỹ năng sống của các bà mẹ trên thế giới áp dụng dạy cho con mình. Điều này không hề sai nhưng chưa thật sự phù hợp cũng như không đem lại quá nhiều kết quả với tính cách trẻ Việt cũng như môi trường sống tại nước ta. Vì thế khi bắt đầu dạy con kỹ năng sống cha mẹ Việt nên bắt đầu dạy con từ những điều quen thuộc và đơn giản sau:
Để trẻ tự ăn
Với suy nghĩ để con tự xúc sẽ lâu hơn, cũng như sợ con làm đổ thức ăn nhiều mẹ thường xúc cho con ăn thay vì để con tự xúc. Tuy nhiên để tạo cho con tính tự lập cũng như bản năng sinh tồn có trong người bé, cha mẹ nên để con tự xúc ăn từ lúc con được hơn 1 tuổi. Ban đầu trẻ sẽ khá lóng ngóng, làm đổ, vỡ nhưng cha mẹ nên kiên trì và hướng dẫn con từ từ. Bước đầu nên cho con tập xúc những đồ ăn nguội và chút một có thể là sữa chua, hoa quả cắt nhỏ… rồi dần dần trẻ sẽ quen. Và đến giai đoạn con từ 3 – 6 tuổi đã có thể tự xúc được mọi đồ ăn mà không cần đến sự hỗ trợ của cha mẹ.
Ứng xử
Kỹ năng giao tiếp và ứng xử là một trong những kỹ năng sống rất cần thiết để bé có thể tự tin, được yêu mến và hòa nhập với xã hội. Cha mẹ cần dạy con cho biết nói lời cảm ơn và xin lỗi, khi làm sai hoặc được cho, nhận một thứ gì đó. Cha mẹ cần làm gương cho con để con học theo, trẻ học và bắt trước rất nhanh những điều mà người lớn làm nên cha mẹ cũng cần chú ý tới hành đông và lời nói của mình với mọi người xung quanh. Ngoài ra, người thân cũng đừng quá gây áp lực khi bé quên hoặc phạm sai lầm. Vì trẻ còn nhỏ, nên khả năng nhận thức hạn chế, bố mẹ hãy từ từ dạy, nhắc nhở bé nhẹ nhàng.
Kỹ năng ứng xử cũng là diều rất quan trọng và cần thiết với trẻ
Nói thật
Trẻ em vốn không biết nói dối nhưng khi trẻ học được cách nói dối sẽ rất dễ dàng và nhanh chóng. Do vậy để giúp tránh cho trẻ có được thói quen này, bạn hãy khuyến khích trẻ nói ra cảm xúc bản thân, thừa nhận lỗi và khen ngợi khi trẻ đã thừa nhận bản thân nói dối hoặc làm sai, đồng thời hãy là tấm gương để trẻ học hỏi theo.
Sắp xếp đồ đạc
Một trong những kỹ năng chăm con, dạy con tính tự lập đó chính là để trẻ làm những việc cá nhân. Cha mẹ cần hướng dẫn và yêu cầu con sắp xếp đồ đạc của mình gọn gàng, ngăn lắp và đúng vị trí ban đầu sau khi con chơi xong. Kỹ năng này giúp trẻ có thói quen ngăn nắp, gọn gàng ngay từ nhỏ, đây là phẩm chất rất cần có ở mỗi trẻ nhưng hiện nay rất nhiều trẻ thiếu kỹ năng này.
Cha mẹ cần dạy con có trách nhiệm với việc mình làm
Tự chăm sóc bản thân
Trong giai đoạn con đang lớn trẻ cần được chăm sóc, hỗ trợ rất nhiều từ người lớn. Tuy nhiên cha mẹ cũng nên để cho con cơ hội được thể hiện mình. Chẳng hạn như có thể tự lấy nước uống, tự lấy đồ ăn trong tủ lạnh, đánh răng, tự đi ngủ mà không cần bố mẹ ở bên, tự đi giày dép, tự đội mũ khi ra ngoài. Những điều mà con bắt buộc phải làm được khi không có cha mẹ ở bên.
Phòng ngừa nguy hiểm
Đây là một kỹ năng sống rất cần thiết cho bé và nó vô cùng quan trọng trong xã hội phức tạp như ngày nay. Cha mẹ cần thường xuyên hướng dẫn và chỉ dạy con nên tránh xa những người lạ, nơi vắng vẻ hay những đồ vật nguy hiểm.
Không cần dạy con “đao to búa lớn”, chỉ cần dạy con những kỹ năng sống đơn giản nhưng vô cùng cần thiết là con bạn hoàn toàn có thể trở thành một đứa trẻ tốt.
Nguồn: giaoductretho.net