Có nên kỷ luật bé 6 tuổi khi phạm lỗi, không nghe lời?

Lên 6 tuổi mối quan hệ của trẻ được rộng mở hơn và không tránh được niềm vui và cảm dỗ. Vậy khi nếu bé không nghe lời có nên kỷ luật hay không?

<center><em>Trẻ 6 tuổi trở nên cáu kỉnh có bình thường không?</em></center>

Trẻ 6 tuổi trở nên cáu kỉnh có bình thường không?

Trẻ 6 tuổi trở nên cáu kỉnh có bình thường không?

Trẻ lên 6 tuổi tuy rằng đã hiểu được lời nói của cha mẹ và người khác nhưng vẫn có nhiều những yếu tố ảnh hưởng khiến trẻ trở nên cáu kỉnh hơn, thậm chí là có thể hung hăng. Vậy việc trẻ có hiện tượng cáu kỉnh có bình thường không?

Để có cách giải quyết các bậc phụ huynh cần phải nắm rõ được nguyên nhân khiến trẻ trở nên cáu gắt và khéo léo xử lý phù hợp tùy vào từng trường hợp mỗi khi trẻ cáu gắt.

Đầu tiên, phụ huynh cần phải xem xét và nắm rõ được lý do vì sao trẻ cáu, có phải do bản thân ở chính các bậc cha mẹ hay không? Theo bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết: Có nhiều trường trẻ bị ảnh hưởng do môi trường có bố hoặc mẹ hay cáu kỉnh cũng ảnh hưởng đến trẻ. Vì vậy, trước khi dạy trẻ, cha mẹ cần học cách kiểm soát tốt cảm xúc của chính mình.

Ngoài việc “cha mẹ nào, con nấy” thì áp lực quá trình học tập hoặc mệt mỏi, thiếu ngủ cũng khiến trẻ trở nên cáu kỉnh. Do đó, cha mẹ hãy đảm bảo rằng con được ngủ đủ giấc, sinh hoạt điều độ, thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lý.

Tuy nhiên, trong trường mặc dù bạn đã cố gắng kiểm soát cảm xúc cùng con hay nhiều cách khác những trẻ vẫn thường xuyên cáu kỉnh, thì nên nhờ tới sự can thiệp của bác sĩ hay chuyên gia sẽ cung cấp cho cha mẹ các kỹ năng phù hợp với con bạn để theo dõi, xử lý khéo léo tại gia đình, để giảm bớt sự cáu kỉnh ở trẻ.

Có nên kỷ luật bé 6 tuổi khi trẻ phạm lỗi, không nghe lời?

Trẻ lên 6 tuổi đã hiểu được mọi lời nói của cha mẹ. Tuy nhiên, môi trường và các mối quan hệ xung quanh của trẻ được mở rộng hơn. Vì thế mà trẻ không thể tránh được một số niềm vui hoặc sự cám dỗ.

Trước hết các bậc phụ huynh cần phải phân biệt được đâu là kỷ luật và đâu là trừng phạt. Trừng phạt là việc dùng đòn roi và hành động này hiện vẫn còn nhiều gia đình áp dụng khi trẻ mắc sai lầm. Kỷ luật là áp dụng những hình phạt dành cho trẻ mỗi khi mắc sai lầm.

Tuy nhiên, khi trẻ mắc sai lầm hoặc không nghe lời, các bậc cha mẹ nên giữ bình tĩnh, đánh giá câu chuyện diễn ra theo hướng khách quan, chia sẻ việc đúng, việc sai cho trẻ hiểu, giúp trẻ có thể nhận ra được lỗi sai bản thân và hướng dẫn trẻ sửa việc làm sai đó.

Nếu ở những lần tiếp sau đó, trẻ vẫn mắc lỗi đó hoặc cha mẹ nhắc nhở mà con không nghe thì cha mẹ nên kỷ luật trẻ nhưng phải nắm được cách xử trí kỷ luật trẻ sao cho đúng.

<center><em>Timeout sẽ giúp trẻ nhận ra lỗi sai một cách tự giác (ảnh minh họa)</em></center>

Timeout sẽ giúp trẻ nhận ra lỗi sai một cách tự giác (ảnh minh họa)

Một số hình thức kỷ luật cho trẻ tuổi lên 6 phù hợp.

Kỷ luật là việc cảnh cáo để con trẻ lần sau không tái phạm lại những lỗi sai lầm và giúp con trẻ nhận ra các giá trị tích cực về đạo đức trong cuộc sống. Một số hướng thực hiện hình thức kỷ luật phù hợp như:

Cắt một số quyền lợi của trẻ trong một thời gian nhất định như: sử dụng điện thoại, tivi, đi chơi vào cuối tuần,…

Yêu cầu trẻ thực hiện làm một số công việc nhà phù hợp với khả năng của trẻ có thể thực hiện được.

Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Áp dụng hình thức kỷ luật timeout “Trẻ 6 tuổi thì thời gian kỷ luật tại chỗ của con là 6 phút”. Khi trẻ không nghe lời, bạn hãy kỷ luật bằng cách để con ngồi  ở vị trí có không gian yên tĩnh một mình trong vòng 6 phút để con tự suy nghĩ lại việc làm của mình.

Các bậc phụ huynh hãy phớt lờ trẻ trong thời gian áp dụng hình thức kỷ luật này. Sau khi hoàn thành timeout, hãy thay đổi bầu không khí và tiếp xúc với con trẻ như thường trở lại.

Lưu ý: Khi kỷ luật con trẻ, các bậc cha mẹ cần quan sát và theo dõi thái độ xem con trẻ có hợp tác thực hiện hay không. Đặc biệt, cần giữ sự uy nghi khi kỷ luật trẻ, tránh việc nói suông mà không thực hiện. Nếu chỉ đưa ra hình thức kỷ luật nhưng lại không thực hiện thì trẻ sẽ không sợ, có thái độ “nhờn” và rất ảnh hưởng tới sau này.

Hơn hết, cha mẹ hãy luôn đồng hành cùng con để biến những cảm xúc tiêu cực trở thành tích cực thì khi ấy sự phát triển cảm xúc cũng tăng lên. Và tất nhiên, kiểm soát tốt cảm xúc thì con bạn sẽ trở nên thành công.

Được giáo dục trẻ thơ tổng hợp


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội