Thương cho roi cho vọt đúng hay sai?

Đã bao giờ bạn nghĩ tư tưởng: thương cho roi cho vọt là đúng, nếu chúng có ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ sau này thì liệu bạn còn dám “thương con roi vọt” nữa hay không?

Thương cho roi cho vọt có đúng hay không?

Thương cho roi cho vọt có đúng hay không?

Bố mẹ Việt quan niệm rằng: “thương cho roi cho vọt”. Nhưng thực tế, càng đánh con chúng càng không nghe lời mà điều đó còn gây ra ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ. Cho đến bây giờ, rất nhiều cha mẹ không biết được không phải cứ đánh roi vọt là thương con, là nuôi dạy chúng nên người. Do đó, những bậc làm cha mẹ cần sát sao hơn nữa, thấu hiểu những tâm sinh lý để không đánh mắng hay gây áp lực cho con trẻ vào độ tuổi này.

Con từ 1 – 3 tuổi

Con từ 1 – 3 tuổi là độ tuổi quan trọng nhất mà cha mẹ không được “động thủ”. Bởi vì trong giai đoạn này, mọi thái độ và sinh hoạt của trẻ con đều là nhu cầu sinh lý. Hoạt động chủ yếu của chúng là ăn, ngủ, phản xạ có điều kiện và hoàn toàn vô thức, nếu trừng phạt trẻ trong giai đoạn này thì sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển sinh lý của chúng, nguy hiểm hơn sức khỏe của chúng cũng bị đe dọa. Trẻ thơ vốn nhút nhát và cần phát triển một cách toàn diện hơn, do đó nếu cha mẹ sử dụng bạo lực để giáo dục con trẻ thì chúng sẽ bị ám ảnh, lo lắng và hoảng sợ. Chúng sẽ không dám tin tưởng và gần gũi cha mẹ, từ đó hình thành tính cách tách biệt và ảnh hưởng trầm trọng đến tâm lý. Đối với trẻ gây rối một cách vô cớ thì cha mẹ không cần giải thích quá nhiều. Phải cho chúng biết khóc hay mè nheo sẽ không có tác dụng, đồng thời cha mẹ có thể thể hiện cảm xúc giận dữ để ngăn chặn sự gây rối của chúng, chúng nhìn thấy được sẽ lập tức dừng ngay hành động của mình.

Con trên 6 tuổi

Trẻ con trên 6 tuổi, chúng đã có thể bắt đầu nhận thức và hiểu được lý lẽ, đồng thời chúng bắt đầu hình thành lòng tự tôn một cách sâu sắc. Khi bị cha mẹ la mắng, chúng đều nhìn thấu được, thậm chí là ghi nhớ trong lòng. Một giáo sư tâm lý học đã nghiên cứu rằng: họ phát hiện trí tưởng tượng của đứa trẻ 1 tuổi vô cùng phong phú, sự sáng tạo của trẻ có thể chiếm đến 96% so với người lớn. Trẻ khoảng 7 tuổi thì ngược lại, đến 10 tuổi thì sự tưởng tượng của chúng chỉ còn lại 4% so với ban đầu. Lý giải nguyên nhân này là do trong quá trình trưởng thành của một đứa trẻ, trung bình chúng phải chịu 20.000 lần tổn thương. Sự tổn thương này xuất phát từ các bậc cha mẹ, chính vì vậy, sự la mắng của những người làm cha mẹ sẽ khiến chúng rụt rè, nhút nhát, thậm chí là tách biệt với thế giới bên ngoài và nguy hiểm hơn có thể mắc các bệnh tâm thần và trầm cảm. Trẻ có thể thấy sợ tất cả mọi thứ, đồng thời sự tưởng tượng theo đó cũng giảm dần.

Với những đứa trẻ từ 3 – 6 tuổi và trẻ trên 6 tuổi thì cha mẹ nên dùng phương pháp giáo dục mềm mỏng và đặt niềm tin rằng, nếu chúng ta cố gắng giải thích thì trẻ sẽ hiểu chuyện. Cha mẹ nên học cách lắng nghe những mong muốn, tâm sinh lý của trẻ và cố gắng hiểu được nội tâm của chúng. Rất nhiều các bậc phụ huynh áp đặt con cái sống theo cuộc sống mà mình mong muốn nhưng không hề hay biết đó chỉ là mình muốn, còn khi chúng không muốn thì điều đó với chúng là đau khổ, áp lực trầm trọng.

Cha mẹ cần học cách tiếp cận con trẻ và nói chuyện với chúng như những người bạn, như những người cô giáo mầm non của chúng trên lớp. Khi gặp phải khó khăn gì hay chúng làm sai chuyện gì thì cha mẹ nên thương lượng, trao đổi và tìm phương pháp giải quyết. Khi cha mẹ tức giận, tốt nhất không nên dạy con cái. Bởi vì khi tức giận con người thường mất đi lý trí, do vậy hãy đợi bình tĩnh rồi nói cho trẻ hiểu, chúng sai ở đâu thì khi đó chúng sẽ tiếp thu tốt hơn.

Nuôi dạy con ngoan không phải là chuyện một sớm, một chiều

Nuôi dạy con ngoan không phải là chuyện một sớm, một chiều

Trẻ con ở độ tuổi dậy thì, đang lớn

Những đứa trẻ ở độ tuổi vị thành niên luôn “nổi loạn một cách mãnh liệt” vì chúng chưa hình dung được mình đang lớn và vẫn còn hoài niệm về lúc còn bé. Tâm lý của những đứa trẻ tuổi này khá bất ổn, có trẻ thì nghĩ mình đã thực sự trưởng thành nhưng hành động vẫn chỉ là một đứa trẻ, rất dễ kháng cự. Khi bị cha mẹ la mắng, chúng nhanh chóng phản ứng lại chứ không e sợ như lúc còn bé.

Trong giai đoạn này các bậc phụ huynh cần chuẩn bị tâm lý và cân bằng cảm xúc khi đối diện với trẻ nhưng hãy mềm mỏng, đừng quá khắt khe cũng như hãy xem chúng là một người lớn thực thụ. Việc xâm phạm vào đời tư của chúng là một trong những điều tối kỵ sẽ khiến chúng phản ứng mạnh mẽ. Chỉ có tôn trọng và thấu hiểu chúng thì cha mẹ mới có thể trao đổi, tìm hiểu chúng.

Cha mẹ nên nhớ một điều: Dạy trẻ ngoan không phải chuyện một sớm một chiều, cũng không phải ngày 2 ngày 3 mà chúng có thể nên người. Đây là một quá trình khá dài và gian nan, do đó những bậc làm cha làm mẹ cần phải kiên trì và nhẫn nại. Đối với mỗi lứa tuổi, cha mẹ cần học hỏi và cố gắng trau dồi những phương pháp giáo dục thích hợp, phù hợp với sự phát triển của chúng thì mới có thể dạy chúng nên người.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội