Những độ tuổi “vàng” cha mẹ không được đánh con
Với nhiều cha mẹ việc đánh con được coi là một trong những cách dạy con ngoan, nhưng đánh con sẽ trở nên tai hại hơn nếu cha mẹ đánh vào giai đoạn “nhạy cảm”.
- Cha mẹ đang “khủng bố” tinh thần của con mà không hay biết
- Bố đã sống cảnh “gà trống nuôi con” như thế đấy!
Dạy con bằng đòn roi là cách dạy con vô cùng thô bạo
Làm cha mẹ hãy nhớ rằng “Đôi tay là để ôm lấy con, chứ không phải dùng để tránh con”. Với nhiều trẻ, đánh sẽ đem lại tác dụng khiến con nghe lời nhưng xét về lâu về dài thì đây là một trong những cách nuôi dạy con khôn ngoan phản khoa học. Dạy con với mục đích là giúp con nên người, việc đánh đập, chửi mắng không những không giúp ích mà điều này còn phản tác dụng khiến đứa trẻ sẽ lì đòn, cứng đầu và có khả năng vi phạm lỗi nặng hơn. Đặc biệt trẻ nhỏ có những giai đoạn phát triển nhất định. Mỗi độ tuổi nhận thức của trẻ lại thay đổi. Bởi thế dù có tức giận đến mấy thì bố mẹ tuyệt đối không nên đánh con ở những giai đoạn được coi là “cấm kỵ” trong quá trình phát triển của con.
Không được đánh khi con dưới 3 tuổi
Giai đoạn này, hoạt động của trẻ là để thỏa mãn nhu cầu bản thân, chủ yếu là những phản xạ có điều kiện từ việc ăn, uống, chạy, nhảy, ngủ, đây là những hoạt động vô thức. Nếu đánh trẻ sẽ khiến con có những tư tưởng tâm lý lệch lạc, trẻ trở nên nhút nhát dễ sợ hãi, lo lắng, có tâm lý chống đối, không tin tưởng cha mẹ, cuối cùng sẽ thành những bệnh lý ở con như lầm lỳ, tự kỷ, thể chất cũng vì thế mà ảnh hưởng. Trong giai đoạn này, trẻ còn chưa nhận thức được nhiều, mọi việc con làm đều do bản năng và sự hiếu thắng nên đôi khi con sẽ làm cho cha mẹ bực tức và có những hành động mất kiểm soát. Tuy nhiên, đây là lúc cha mẹ cần sự bình tĩnh nhất để khuyên nhủ con cũng như phân tích cho con hiểu đúng, sai việc con đang làm. Khi trẻ hiểu con sẽ tự động dừng lại khi nhìn thấy vẻ mặt của bạn, chứ không cần phải dùng đến bạo lực.
Cha mẹ cần làm bạn với con thay vì bbắt con phải nghe theo lời bố mẹ
Không được đánh trẻ sau 6 tuổi
Khỏi phải nói những ai làm cha mẹ đều biết, đây là độ tuổi con ương bướng và khó bảo nhất. Nhưng con càng ương bướng, khó bảo thì cha mẹ càng cần thể hiện rõ quan điểm cũng như cách dạy của mình thay vì chỉ đánh mánh con. Giai đoạn con trên 6 tuổi trẻ đã hiểu lý lẽ, lòng tự tôn của trẻ cũng ngày càng mạnh, trẻ sẽ nhìn thấy và ghi nhớ trong lòng việc cha mẹ đánh mắng mình. Nên cha mẹ đánh con lúc này chỉ tạo cho con sự ác cảm, xa lánh với chính cha mẹ mình.
Giai đoạn này, cha mẹ phải dùng phương pháp giảng giải đạo lý để giáo dục con, lắng nghe tâm tư của con, làm bạn với con, hãy tin tưởng rằng trẻ sẽ có thể hiểu và lý giải, từ đó thay đổi những thói quen xấu. Tuyệt đối không nên dạy con khi cha mẹ đang tức giận. Bởi lúc đó ngay bản thân chúng ta còn không được tỉnh táo thì làm sao chỉ bảo đúng đắn cho con trẻ.
Cha mẹ đánh con chỉ làm con có ác cảm với bố mẹ
Không được đánh trẻ trong độ tuổi dậy thì
Tuổi dạy thì trẻ có tâm lý “nổi loạn” mạnh mẽ. Ở độ tuổi này gần như con đã hiểu được mọi chuyện, nếu cha mẹ đánh con chỉ làm con tự ái, nổi giận mà dẫn tới những suy nghĩ tiêu cực như bỏ nhà đi, xa ngã khi bạn bè rủ rê. Vào thời kỳ này, cha mẹ cần phải điều chỉnh tâm trạng, đừng can thiệp quá nhiều vào không gian riêng tư của con, hãy xây dựng cách trò chuyện bình đẳng, tôn trọng với trẻ, như vậy mới có thể trò chuyện và hiểu trẻ một cách hiệu quả được.
Để có được những kĩ năng chăm con, dạy con khéo léo, làm con nghe lời đòi hỏi cha mẹ phải là người cực kỳ tâm lý và tinh tế. Phải theo sát con, hiểu những suy nghĩ của con theo từng giai đoạn trẻ trưởng thành. Có thể nói, giáo dục con trẻ không phải việc sớm chiều, cũng không phải là việc của một người. Bố mẹ cần hợp tác, chung tay, kiên trì và giáo dục đúng đắn để hình thành cho con những thói quen và đức tính tốt.
Nguồn: giaoductretho.net