Kinh nghiệm “xương máu” của cha mẹ khi nuôi con dưới 1 tuổi

Chăm sóc trẻ dưới 1 tuổi có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển, vì đây là giai đoạn con còn non nớt, mỏng manh, cần chăm sóc đặc biệt.

bỏ túi những kinh nghiệm chăm con dưới 1 tuổi cha mẹ cần nhớ

Bỏ túi những kinh nghiệm chăm con dưới 1 tuổi cha mẹ cần nhớ

Bữa ăn của trẻ

Ở giai đoạn đầu đời con chủ yếu ăn và ngủ, lúc này con không cần bổ sung gì ngoài sữa mẹ, vì vậy mẹ chú ý bổ sung vitamin và khoáng chất vào chế độ ăn của mình để chất lượng sữa tốt hơn. Đến giai đoạn từ tháng thứ 6 trở đi các mẹ hoàn toàn có thể cho trẻ ăn dặm, làm quen với những thực phẩm cơ bản để chế độ ăn của con trở nên đa dạng và phong phú hơn. Bên cạnh việc cho con ăn dặm mẹ vẫn cần cho con bú thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức để sức khỏe dinh dưỡng của con được đảm bảo.

Giấc ngủ của trẻ

Ở giai đoạn con trẻ dưới 1 tuổi trẻ vẫn sẽ cần 3 giấc ngủ vào ban ngày kéo dài từ 1 – 3 tiếng. Và đã bắt đầu ngủ sâu giấc hơn vào ban đêm từ 8 – 10 tiếng, lúc này mẹ cũng trông con sẽ nhàn hơn.

Trong giai đoạn mới sinh mẹ nên chỉ nên cho con bú sữa mẹ

Trong giai đoạn mới sinh mẹ nên chỉ nên cho con bú sữa mẹ

Sự phát triển của trẻ

Thời kì này bé đã có thể tự ngồi thẳng lưng và tập đi nhưng chỉ được 1 lúc. Tuy nhiên cũng tùy theo từng trẻ, nhiều trẻ phải đến giai đoạn hơn 1 tuổi mới bắt đầu tập đi, lúc này cha mẹ nên phối hợp cùng con để con dần có thể đi vững được hơn.

Trong tháng này em bé cũng bắt đầu mọc răng. Vậy nên mẹ cần kiểm tra lợi của bé thường xuyên để xem có gì khác thường không. Chiếc răng đầu tiên xuất hiện thường là răng cửa hàm dưới. Khi bé đã có 1, 2 chiếc răng, cha mẹ chú ý chăm sóc vệ sinh răng cho bé bằng một chiếc khăn ướt mỗi ngày. Khi bé mọc răng cũng là lúc bé hay bị sốt và kéo theo một vài bệnh lý ở con. Vì thế mẹ cần chú ý để chăm sóc con được tốt hơn.

Hành vi của trẻ

Bắt đầu lớn hơn một chút tầm nhìn của bé được cải thiện và có khả năng phân biệt được màu sắc. Mẹ nên mua các loại đồ chơi bằng vải mềm, nhiều màu sắc, không quá to cũng không quá nhỏ so với trẻ hoặc đồ chơi phát ra âm thanh như chuông gió, để tạo sự kích thích, lúc này con sẽ rất thích thú với những dồ vật có màu sắc bắt mắt.

Giai đoạn đầu các bé rất hay đưa tay vào miệng nên cần phải vệ sinh tay chân và miệng bé thường xuyên để sức khỏe của con được đảm bảo. Ngoài những lúc ẵm, bế, vui đùa cùng con cha mẹ cũng nên để con chơi một mình tạo cho con trẻ những không gian riêng. Làm như vậy nghĩa là cha mẹ đang giúp con hình thành một kỹ năng sống quan trọng cho suốt cuộc đời sau này, ngay từ những năm tháng đầu đời.

Bước sang tháng thứ 6 trẻ có những thay đổi vượt bậc về trí não cũng như thể chất

Bước sang tháng thứ 6 trẻ có những thay đổi vượt bậc về trí não cũng như thể chất

Sức khỏe của trẻ

Nhiều bậc cha mẹ chỉ muốn nhốt con trong nhà, cho con chơi với những thứ đồ chơi hiện đại nhưng trong giai đoạn đầu đời trẻ cần được vận động và hấp thụ ánh nắng ở bên ngoài hơn cả. Bước sang tháng 6 con đã trở nên cứng cáp hơn mẹ nên cho con ngồi vào xe đẩy để cho bé ra ngoài mỗi ngày từ 30 – 40 phút. Điều này không chỉ giúp sức khỏe của con được tốt, qua đó trẻ cũng sẽ nhận thức được nhiều thứ xung quanh. Không khí thoáng mát bên ngoài chắc hẳn sẽ khiến trẻ thích thú hơn là mãi ở trong phòng ngủ trật trội.

Mẹ cũng cần lên lịch để đưa trẻ đi tiêm phòng khi có đợt tiêm phòng đối với các bệnh viêm  gan B, viêm não B, viêm màng não mủ,… Ngoài ra, trong giai đoạn này, bé bắt đầu ăn dặm, tuy nhiên vì hệ tiêu hóa của bé còn rất non yếu nên dễ bị dị ứng thực phẩm, rối loạn tiêu hóa cũng dễ mắc các bệnh: tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, viêm não Nhật Bản, bệnh tay-chân-miệng. Để phòng bệnh, bố mẹ cần lưu ý đảm bảo chế độ dinh dưỡng đủ chất, giữ vệ sinh nhà cửa và vệ sinh cá nhân của bé sạch sẽ. Khi bé có những biểu hiện của bệnh, cần nhanh chóng đưa bé tới khám và điều trị tại các cơ sở y tế.

Không chỉ thường xuyên quan tâm và chú ý đến con các mẹ cũng cần giữ cho mình một sức khỏe thật tốt và tâm trạng thoải mái có như thế mới có thể đảm bảo nuôi con khỏe mạnh thông minh.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội