Trẻ bước vào độ tuổi ăn dặm cha mẹ cần chú ý gì?

Trước khi bước vào độ tuổi ăn dặm cha mẹ cần nên kế hoạch nếu không sẽ khiến trẻ trở nên biếng ăn, suy dinh dưỡng và để lại nhiều hậu quả không mong muốn.

Những loại quả có lợi cho sự phát triển của trẻ

Chuyên gia dinh dưỡng kết tội cha mẹ là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn

Dạy kỹ năng sống cho trẻ quan trọng nhất điều gì?

 

Giai đoạn cho trẻ ăn dặm hợp lý nhất là lúc con được 6 tháng tuổi

Ăn dặm là một giai đoạn cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của bé vì nó quyết định sức khỏe cũng như tâm lý ăn uống. Vì thế khi con bắt đầu biết ăn dặm cha mẹ hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng cũng như làm thế nào để những bữa ăn dặm của con không trong “nước mắt”

Thời điểm nên bắt đầu cho con ăn dặm

Khi con trẻ dưới 1 tuổi (6- 7 tháng) đa phần nhiều cha mẹ bắt đầu cho con làm quen với các mùi vị thức ăn. Cũng tùy theo từng trẻ thời gian ăn dặm sẽ muộn hơn. Những theo các chuyên gia Y tế khuyên rằng trẻ nhỏ nên bắt đầu ăn dặm từ khoảng sáu tháng tuổi là tốt nhất. Nếu cho ăn sớm quá có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và dị ứng đường ruột. Hoặc muộn quá có thể khiến con bị thiếu chất nếu chỉ phụ thuộc vào sữa mẹ.

Trong những ngày đầu tiên mẹ nên cho con tự cầm nắm làm quen với đồ ăn

Trong những ngày đầu tiên mẹ nên cho con tự cầm nắm làm quen với đồ ăn

Hướng dẫn cho bé ăn dặm lần đầu tiên

Nhiều cha mẹ thường tỏ ra lúng túng khi cho trẻ ăn dặm lần đầu. Cha mẹ cần nhớ lúc này bé ăn mới chỉ bằng lưỡi nên mọi thức ăn cần phải được làm mềm và loãng gần giống sữa mẹ để cho con dễ ăn hơn. Mẹ cũng có thể không nhất thiết phải dùng thìa mà có thể cho con cầm đồ ăn bằng tay để trẻ tự đưa thức ăn vào miệng nhưng cần chú ý vì thức ăn có thể làm con bị hóc. Trong những lần đầu tiên chỉ cho bé ăn một chút ít và dần dần tăng số lượng thức ăn. Mẹ không nên ép bé ăn. Nếu bé không hứng thú hãy chờ đến lần tiếp theo. Trong khi trẻ ăn dặm, cần tiếp tục cho con bú sữa mẹ hoặc sữa công thức như bình thường. Vì sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng trong suốt quá trình ăn dặm và để đảm bảo nuôi con béo khỏe mỗi ngày. Tuyệt đối mẹ không được cho con uống sữa bò khi con chưa được một tuổi.

Nên cho ăn gì trong thời kỳ con ăn dặm

Không phải thịt, cá, trứng mà các loại rau, củ quả nấu chín với mùi vị thơm ngon chính là thực đơn lí tưởng cho bữa ăn đầu tiên của bé. Các loại trái cây nhẹ như chuối, xoài, bơ có thể nghiền nát và không cần nấu. Trước tiên, mẹ hãy cho bé thử vài muỗng nhỏ, tiếp theo tăng dần số lượng đồ ăn trong một một vài tuần cho đến khi bé ăn ba bữa một ngày. Chỉ khi cho con ăn dặm được một thời gian mẹ mới bắt đầu đa dạng thực phẩm và lúc này cầm thêm, thịt, cá nhưng cần được nấu chín và đảm bảo tươi ngon để con không bị đi ngoài. Khi con đã ăn dặm quen mẹ nên giảm lượng sữa hàng ngày vì nếu bú no trẻ sẽ không còn hứng thú với đồ ăn.

Thực phẩm cho con ăn dặm cần được nấu chín nghiền nát

Thực phẩm cho con ăn dặm cần được nấu chín nghiền nát

Những thực phẩm nào cần tránh trong thời kỳ trẻ ăn dặm

Vì hệ thống tiêu hóa của con còn rất yếu nên có nhiều thực phẩm không hề tốt cho sức khỏe dinh dưỡng mặc dù chúng rất nhiều chất. Đồ đóng hộp, mật ong, những loại hạt, đồ mặn, mẹ không nên cho con ăn trong thời kỳ con ăn dặm. Mẹ nên cho bé ăn dặm trong khoảng 9 – 10 giờ sáng, đây là khoảng thời gian bé dễ dàng phối hợp hơn. Tuy nhiên, giờ ăn có thể tùy thuộc vào sinh hoạt của gia đình.

Khi đã nắm chắc được những kiến thức về chế độ ăn dặm cha mẹ nên bắt tay thực hiện cho con những bữa ăn dặm đầu tiên để con có thể phát triển tốt và khỏe mạnh nhờ chế độ ăn uống khoa học.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội