Tư vấn cho cha mẹ cách chăm trẻ bị suy dinh dưỡng
Trẻ bị suy dinh dưỡng luôn cần phải có chế độ ăn uống đặc biệt hơn những trẻ khác, nếu lúc này cha mẹ không biết cách chăm sóc, trẻ rất dễ mắc các bệnh ngay từ khi còn bé.
- 4 cách phòng ngừa sâu răng hiệu quả cho trẻ
- Những điều cha mẹ nên làm với con trong những năm tháng đầu đời
- Những nguyên tắc mẹ Nhật dạy con từ khi lọt lòng
Cách chăm sóc khi trẻ bị suy dinh dưỡng
Để biết con có thuộc diện suy dinh dưỡng hay không, cách đơn giản và chính xác nhất là cha mẹ cho con đi cân định kỳ tại các trung tâm y tế hay bệnh viện. Nếu trẻ tăng cân đều đặn, đó là dấu hiệu quan trọng của một đứa khỏe mạnh, phát triển bình thường. Còn với trẻ không tăng cân thì khả năng cao con đang bị suy dinh dưỡng và chăm sóc chưa được tốt.
Cách chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng
Để có thể nuôi con khỏe mạnh, trước tiên mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Bảo đảm cho trẻ “ăn chín, uống sôi”. Thức ăn nấu xong cho trẻ ăn ngay, nếu để quá 3 giờ phải đun sôi lại mới cho trẻ ăn. Nguồn thực phẩm cần đảm bảo, các dụng cụ chế biến thức ăn phải vệ sinh sạch sẽ. Mẹ nên bổ sung cho con những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ… Ngoài chế độ ăn hàng ngày, cha mẹ cũng cần chú ý đến thói quen sih hoạt của con, cho trẻ ăn, ngủ, vui chơi nơi thoáng mát, sáng sủa sạch sẽ. Đồ dùng, đồ chơi của trẻ cần sạch sẽ, khô ráo. Có đủ nước sạch dùng cho sinh hoạt và nấu thức ăn cho trẻ. Để rác thải ở chỗ kín, xa nơi ở, tránh ruồi muỗi đậu.
Khi trẻ vô tình bị mắc các bệnh ở con, cần chăm sóc đúng cách, theo sự tư vấn của bác sĩ hoặc những người có chuyên môn. Tránh việc tự ý chữa bệnh tại nhà bằng mẹo hoặc nghe người khác truyền miệng. Bởi điều này gây ảnh hưởng vô cùng lớn đến sức khỏe của con.
Để con phát triển khỏe mạnh mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và lối sống cho con
Chế độ ăn hợp lý cho trẻ bị suy dinh dưỡng
Trẻ bị suy dinh dưỡng thường kém ăn, hay bị rối loạn tiêu hóa hoặc mắc bệnh. Việc nuôi dưỡng chỉ có hiệu quả khi bệnh của trẻ đã được điều trị một cách triệt để. Vì thế đối với trẻ bị suy dinh dưỡng cha mẹ cần phải cho còn ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa một ít để bảo đảm số lượng thức ăn cần thiết cho trẻ, đồng thời phải cung cấp năng lượng cao hơn trẻ bình thường.
Đối với trẻ 1 – 3 tuổi, ngoài bú mẹ cần ăn thêm 4 bữa/ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi cần ăn 5 – 6 bữa/ngày. Trong chế độ ăn, ngoài gạo để nấu bột, cháo hoặc cơm và các thức ăn như trẻ khác cần phải thêm thịt hoặc cá, trứng, đậu đỗ, rau xanh và mỡ hoặc dầu. Cho ăn thêm hoa quả chín. Nên cho dầu mỡ quấy vào bột cháo hoặc cho dầu mỡ vào nước canh, rau xào… để tăng đậm độ nhiệt trong bữa ăn của trẻ. Cách chế biến bữa ăn phải phù hợp với khẩu vị của trẻ, luôn thay đổi món ăn để trẻ ăn ngon miệng.
Cân nặng của trẻ sơ sinh đủ tháng, khỏe mạnh, lúc mới sinh trung bình khoảng 3kg. Nếu chỉ nặng dưới 2,5kg, thường là trẻ bị thiếu tháng hoặc bị suy dinh dưỡng bào thai (đủ tháng nhưng cân nặng dưới 2,5kg). Chiều cao trung bình của trẻ sơ sinh khoảng 50cm.
Dựa vào những kiến thức trên cha mẹ cần có chế độ chăm sóc con sao cho hợp lý và khoa học để con có thể phát triển khỏe mạnh như bao trẻ khác.
Nguồn: giaoductretho.net