Phương pháp dạy trẻ đánh vần trước khi vào lớp 1 hiệu quả
Đánh vần là một bài học rất quan trọng, giúp con sớm thích nghi được với môi trường học tập. Vậy cha mẹ cần phải làm thế nào để giáo dục trẻ nhỏ nhanh chóng biết đánh vần trước khi vào lớp 1?
- Hình thành kỹ năng tham gia giao thông cho trẻ mầm non
- Mẹ Việt nên học người Nhật cách giáo dục trẻ sơ sinh
- Một số phương pháp giáo dục trẻ thông minh sớm hiện nay
Cách dạy trẻ lớp 1 nhanh chóng biết đánh vần
Trẻ con ở lứa tuổi này thường rất ham chơi, không chịu tập chung vào việc học tập, do đó việc dạy bảo, giáo dục trẻ biết đánh vần tại nhà không hề đơn giản, đòi hỏi các bậc phụ huynh phải thật khéo léo, kiên trì thì mới mang lại hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là một số phương pháp giúp dạy bảo trẻ lớp 1 học đánh vần hiệu quả ngay từ nhà mà các bậc làm cha làm mẹ có thể áp dụng với con mình.
Cho bé làm quen dần với mặt chữ
Điều đầu tiên để giúp trẻ có thể nhanh chóng biết cách đánh vần, thì cha mẹ cần phải cho con sớm làm quen với các mặt chữ cái, các dấu câu. Mẹ có thể mua các thẻ chữ cái từ nhà sách hoặc tự làm, trang trí thành những bảng màu ngộ nghĩnh, dễ thương, kích thích thị giác của trẻ.
Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể mua những chữ cái gắn nam châm, gắn lên cánh cửa tủ lạnh hoặc mua bảng chữ cái ngộ nghĩnh dán lên góc học tập, vị trí bé dễ nhìn thấy nhất. Mỗi lần bé ở gần bảng chữ cái, mẹ hãy hỏi bé “Đây là chữ gì”. Nhiều lần như vậy, bé sẽ nhớ chữ cái đó một cách tự nhiên, chủ động.
Dạy trẻ đánh vẫn những từ đơn giản trước
Việc dạy trẻ học đánh vần đòi hỏi cha mẹ phải khéo léo và kiên trì, tuyệt đối không được nóng vội mà giục ép trẻ, điều này chỉ khiến làm cho trẻ căng thẳng hơn, hiệu quả đem lại cũng vì thế mà giảm đi. Trước hết, mẹ nên chỉ dạy con đánh vần những từ ngữ đơn giản, gần gũi, quen thuộc mà trẻ hay nói thường ngày như “ba”, “mẹ”, cái “bàn”, cái “ghế”, cái “chén”, con “mèo”…Những từ ngữ gần gũi này sẽ giúp trẻ nhanh chóng liên tưởng đến và nhanh chóng tiếp thu hơn so với những từ ngữ xa lạ, khoa học, phức tạp và không thông dụng khác. Khi trẻ đã đánh vần thuần thục những từ ngữ này thì lúc đó mẹ mới bắt đầu nâng cao độ khó lên, với những từ ngữ khó đánh vần hơn.
Dạy trẻ học đánh vần 5 -10 phút mỗi ngày
Thời gian dạy trẻ học đánh vần tốt nhất là từ 5 – 10 phút/ ngày hoặc học ngẫu nhiên khi bé đang ở gần bảng chữ cái và ngày nào mẹ cũng dạy bé. Từ đó, bé sẽ quen dần và vui vẻ với việc học. Thời gian dạy quá lâu sẽ làm bé dễ bị chán nản, xao nhãng và không hứng thú. Việc dạy bé phải được thực hiện đều đặn mỗi ngày thì khả năng đánh vần của bé mới nhanh chóng được cải thiện.
Bên cạnh đó, cha mẹ hoàn toàn có thể dạy con học đánh vần trong khi tắm cho trẻ, bởi theo chia sẻ kinh nghiệm chăm con của nhiều mẹ cho rằng đây chính là thời điểm bé sẵn sàng tập chung học đánh vần nhất do không bị chi phối bởi các trò chơi tiêu khiển khác.
Cho trẻ vừa học vừa chơi
Lứa tuổi này trẻ rất hiếu động, ham chơi và thường không chịu ngồi yên. Vì vậy mẹ có thể cho con vừa học, vừa chơi nhằm tạo tâm lý thoải mái nhất cho trẻ khi học đánh vần thì việc học sẽ hiệu quả hơn, Mẹ có thể mua một bộ chữ với tên, đồ chơi có chữ cái và hình ảnh các con vật quen thuộc cho bé, và treo một bảng chữ lên tường để tiện cho việc học của bé…Tuyệt đối không ép buộc trẻ học.
Mẹ có thể thông qua các trò chơi phát triển trí tuệ cho trẻ để dạy con học đánh vần hiệu quả như:
Chơi đồ hàng: Hai mẹ con chơi bán chữ, nếu từng chữ cái thì mua rẻ, dạy bé xếp dần những chữ có nghĩa đơn giản (2 chữ cái) như “ba”, “mẹ”, “em bé”, “cá”… để bán hàng “đắt” hơn.
Để ôn những chữ đã dạy, không ép bé phải thuộc cả chữ, nên cho bé tìm chữ cái bị mất, ví dụ như từ “bàn” chỉ còn “…àn” rồi cho bé từ “b” và “d” hỏi xem phải ghép chữ nào con nhỉ. Bạn nên cho bé vài cơ hội lựa chọn, thì bé đỡ ngại, đỡ sợ khi trả lời.
Dạy những chữ liên quan mật thiết đến bé: như tên bé, ba mẹ, anh chị thì bé dễ nhập tâm. Hàng ngày, cho bé ký tên vào các bức tranh tự vẽ, viết tên riêng của bé lên ba lô, hộp bút…
Dạy trẻ học đánh vần thông qua các trò chơi
Không tiếc lời khen ngợi
Trẻ con rất ưa nịnh và thích được khen ngợi. Khi được khen ngợi, động viên trẻ sẽ cảm thấy như mình đạt được thành tựu và hứng thú với việc học hơn. Vì vậy nếu bé đọc, ghép được một từ, mẹ không nên tiếc lời khen ngợi trẻ, hãy vỗ tay, xoa đầu để khen ngợi bé. Nếu bé có đánh vần sai thì không nên quát tháo, la mắng trẻ mà nhẹ nhàng sửa chữa cho đúng.
Bước vào lớp 1 là thời điểm bé bắt đầu cần học những bài học làm người đầu tiên, được tham gia hoạt động tập thể, vui chơi, và đặc biệt là phát triển nhận thức, ngôn ngữ và kỹ năng sống cần thiết cho trẻ. Bởi vậy cần tạo môi trường thân thiện cho trẻ vui chơi, hoạt động, khám phá để trẻ có thể phát triển theo đúng quy luật. Hy vọng rằng với những gợi ý trên đây sẽ giúp cha, mẹ biết cách dạy trẻ học đánh vần hiệu quả.
Nguồn: giaoductretho.net