5 lỗi thường gặp khi sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ

Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em không khó chữa, chỉ cần can thiệp kịp thời, đúng phương pháp và chăm sóc tốt sẽ giúp trẻ hồi phục nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu điều trị sai cách, tình trạng tiêu chảy có thể diễn biến nghiêm trọng, dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

 

 

 

 

Những sai lầm phổ biến của cha mẹ khi điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ

Tiêu chảy cấp thường do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Trong trường hợp nhẹ, trẻ có thể được theo dõi và điều trị tại nhà. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều cha mẹ chưa nắm rõ phương pháp chăm sóc và điều trị đúng cách, dẫn đến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn

Dưới đây là một số sai lầm phổ biến khi điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ. Bài viết dưới đây Bác sĩ, giảng viên tại trường Cao đẳng Y Dược TPHCM cung cấp thông tin cụ thể nhé!

 

1.1. Hạn chế cho trẻ uống nước vì sợ đi ngoài nhiều hơn

 

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng việc giảm lượng nước uống sẽ giúp trẻ đi ngoài ít hơn. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm và có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Việc tiêu chảy xảy ra do ruột bị kích thích và tăng tiết dịch, không liên quan đến lượng nước bổ sung.

 

Khi trẻ đi ngoài nhiều, cơ thể mất nước và điện giải, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Nếu mất nước nhẹ, chỉ cần bù nước và điện giải là có thể phục hồi. Tuy nhiên, nếu mất nước nặng, trẻ có thể đối mặt với nguy cơ đe dọa tính mạng.

 

<center><em>Trẻ bị tiêu chảy cấp thường có các triệu chứng rầm rộ.</em></center>

Trẻ bị tiêu chảy cấp thường có các triệu chứng rầm rộ.

 

Do đó, việc bổ sung nước đầy đủ là rất quan trọng. Tốt nhất, cha mẹ nên cho trẻ uống oresol để bù nước và điện giải. Nếu trẻ bị tiêu chảy kèm nôn hoặc không thể uống oresol, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa nhi để được truyền dịch kịp thời.

 

1.2. Tự ý cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy

 

Khi trẻ bị tiêu chảy nhiều lần với phân lỏng, nhiều bậc cha mẹ hoặc ông bà lo lắng và tự ý mua thuốc cầm tiêu chảy để hạn chế tình trạng này. Tuy nhiên, đây là một sai lầm nghiêm trọng cần tránh.

 

Việc đi ngoài thực chất là cơ chế tự nhiên giúp cơ thể đào thải độc tố, vi khuẩn hoặc virus. Hầu hết các loại thuốc cầm tiêu chảy hiện nay hoạt động bằng cách làm giảm nhu động ruột, khiến phân không được đào thải ra ngoài. Điều này không có nghĩa là tiêu chảy đã khỏi mà chỉ khiến chất độc bị giữ lại trong ruột, có thể làm bệnh nặng hơn, gây đau bụng, viêm ruột, thậm chí dẫn đến tắc ruột và nguy hiểm đến tính mạng.

 

Do đó, trong những trường hợp này, không nên sử dụng thuốc cầm tiêu chảy, kể cả các bài thuốc dân gian như búp ổi non hay nước sắc vỏ măng cụt.

 

1.3. Tự ý cho trẻ uống thuốc chống nôn

 

Ở trẻ bị tiêu chảy cấp, tình trạng buồn nôn và nôn thường xảy ra. Nhiều phụ huynh lo lắng nên tự ý cho con dùng thuốc chống nôn như domperidone hoặc metoclopramide. Dù các loại thuốc này có thể giúp giảm nhanh triệu chứng, nhưng chúng chỉ được sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ.

 

Thuốc chống nôn có thể gây ra tác dụng phụ tùy thuộc vào loại thuốc và cơ địa của từng trẻ, bao gồm buồn ngủ, mệt mỏi, giảm hoạt động, rối loạn tiêu hóa, thay đổi tâm trạng và ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Vì vậy, việc sử dụng thuốc chống nôn cần có sự hướng dẫn của bác sĩ để tránh những rủi ro không mong muốn.

 

<center><em>Không tự ý cho trẻ uống thuốc chống nôn.</em></center>

Không tự ý cho trẻ uống thuốc chống nôn.

1.4. Tự ý sử dụng kháng sinh

 

Nhiều bậc cha mẹ có thói quen sử dụng kháng sinh mỗi khi trẻ bị ốm, bao gồm cả khi trẻ tiêu chảy. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm. Kháng sinh chỉ có tác dụng khi tiêu chảy do vi khuẩn gây ra và cần được bác sĩ kê đơn. Nếu tiêu chảy do virus hoặc nguyên nhân khác, kháng sinh không chỉ không có tác dụng mà còn có thể gây tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, làm tình trạng tiêu chảy nặng hơn và tăng nguy cơ kháng kháng sinh. Do đó, cha mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng kháng sinh mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

 

1.5. Bổ sung men tiêu hóa không đúng cách

 

Nhiều cha mẹ vội vàng bổ sung men tiêu hóa khi trẻ bị tiêu chảy, nhưng thực tế, men tiêu hóa không có tác dụng điều trị tiêu chảy. Chúng chỉ được chỉ định trong một số trường hợp đặc biệt theo hướng dẫn của bác sĩ.

 

Thay vào đó, trẻ có thể được bổ sung men vi sinh, vì trong quá trình tiêu chảy, lợi khuẩn đường ruột bị suy giảm. Men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng sức đề kháng và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn. Tuy nhiên, việc sử dụng men vi sinh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ về loại và liều lượng phù hợp.

 

 Chuyên gia, giảng viên Cao đẳng điều dưỡng tphcm lưu ý khi sử dụng men vi sinh:

 

Ưu tiên chọn loại có đa dạng chủng lợi khuẩn.

 

Kiểm tra hàm lượng lợi khuẩn trong sản phẩm, tối thiểu từ 10⁷ – 10¹⁰ CFU để đạt hiệu quả.

 

Pha men vi sinh với nước ấm dưới 40°C, tránh pha với nước nóng, cháo hoặc sữa để bảo vệ lợi khuẩn.

 

Sử dụng ngay sau khi pha, không để lâu ngoài môi trường.

 

Nếu trẻ đang dùng kháng sinh, nên uống men vi sinh sau đó 2 giờ để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả.

 

Việc dùng men vi sinh cần đúng và đủ liều lượng theo chỉ định của bác sĩ để mang lại hiệu quả tối ưu, tránh lãng phí và không đạt được tác dụng mong muốn.

 

Phụ huynh không nên tự ý mua men vi sinh cho trẻ khi chưa được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn cụ thể.

 

<center><em>Bác sĩ có thể kê men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh ruột cho trẻ.</em></center>

Bác sĩ có thể kê men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh ruột cho trẻ.

 

2. Cách phòng ngừa biến chứng khi trẻ bị tiêu chảy cấp

 

Nếu không được bù nước kịp thời, tiêu chảy cấp có thể gây mất nước và điện giải, dẫn đến tình trạng suy kiệt, trụy mạch, suy thận cấp, thậm chí đe dọa tính mạng. Vì vậy, ngay khi trẻ có dấu hiệu tiêu chảy, cần bổ sung nước đầy đủ, khuyến khích trẻ ăn nhiều trái cây và uống dung dịch oresol để cân bằng nước và điện giải.

 

Người chăm sóc cần theo dõi chặt chẽ số lần đi ngoài, lượng phân và đặc điểm phân của trẻ. Đồng thời, quan sát các biểu hiện bất thường như bỏ ăn, môi khô, sốt cao, nôn nhiều, mặt tái nhợt, mệt lả… Nếu xuất hiện những dấu hiệu này, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để được xử trí kịp thời, tránh nguy cơ mất nước nặng gây nguy hiểm.

 

Không nên áp dụng chế độ ăn kiêng quá mức vì có thể khiến trẻ suy dinh dưỡng, làm quá trình hồi phục kéo dài. Thay vào đó, nên cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng với thực phẩm dễ tiêu như cháo gà, cà rốt, khoai tây… Có thể thay đổi cách chế biến để kích thích vị giác, giúp trẻ ăn ngon hơn. Trẻ vẫn nên tiếp tục uống sữa, thậm chí cần tăng cường lượng sữa bằng cách chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày.

 

Cập nhật thông tin hữu ích tại giaoductretho.net về chăm sóc cho bé


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội