Trẻ bị mề đay tắm lá gì hiệu quả nhất?
Nổi mề đay làm trẻ ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng sinh hoạt. Nhiều cha mẹ lo lắng, muốn giảm ngứa cho con không dùng thuốc nên tìm hiểu các loại lá tắm. Dưới đây sẽ giúp phụ huynh chọn phương pháp phù hợp, trẻ bị mề đay tắm là gì an toàn cho trẻ.
1. Mề đay ở trẻ em: Nguyên nhân và triệu chứng
Mề đay là tình trạng da bị phát ban, sưng tấy, có các nốt hoặc mảng nổi trên da, gây cảm giác ngứa ngáy. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể và thường sẽ tự biến mất trong vài giờ đến vài ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mề đay có thể kéo dài và tái phát nhiều lần, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ. Bác sĩ, giảng viên tại trường Cao đẳng Y Dược TPHCM chia sẻ:
1.1. Nguyên nhân gây mề đay ở trẻ em
Trẻ em có thể bị mề đay do các nguyên nhân sau:
- Dị ứng với thực phẩm như đậu phộng, sữa, hải sản,…
- Dị ứng với các yếu tố môi trường như khói bụi, phấn hoa, lông động vật,…
- Dị ứng với một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc giảm đau,…
- Các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp trên, viêm đường ruột,…
- Sự thay đổi đột ngột của thời tiết và nhiệt độ môi trường có thể làm da bị kích ứng.

Dị ứng với sữa, trứng có thể khiến trẻ bị nổi mề đay
1.2. Triệu chứng phổ biến khi trẻ bị mề đay
Khi bị mề đay, trẻ sẽ có các nốt mẩn đỏ hoặc các vết sưng nổi lên trên da, với kích thước và hình dạng khác nhau, thường là hình oval hoặc tròn, có viền đỏ xung quanh. Mề đay khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy nhiều, gãi liên tục dẫn đến tổn thương da và cảm giác châm chích hoặc rát.
Nếu là mề đay cấp tính, triệu chứng sẽ xuất hiện đột ngột và kéo dài dưới 6 tuần. Trong khi đó, mề đay mãn tính có thể tái phát thường xuyên và kéo dài nhiều tháng.
2. Trẻ bị nổi mề đay nên tắm lá gì để giảm ngứa?
Để giảm ngứa cho trẻ bị nổi mề đay, dân gian thường mách nhau một cách đơn giản là tắm lá cho trẻ. Do đó, khi phát hiện con bị nổi mề đay, nhiều bậc phụ huynh tìm kiếm thông tin về các loại lá tắm để áp dụng cho trẻ.
2.1. Những loại lá tắm dân gian thường dùng cho trẻ bị mề đay
Theo truyền thống dân gian, một số loại lá như lá khế, lá đơn đỏ, lá sài đất, lá kinh giới, lá đinh lăng, lá chè xanh… có đặc tính kháng khuẩn, giảm ngứa, và làm dịu da. Chính vì vậy, nhiều người đã sử dụng những loại lá này để nấu nước tắm cho trẻ.
2.2. Cách tắm lá cho trẻ bị mề đay
Dưới đây là cách tắm lá cho trẻ bị mề đay mà nhiều bậc phụ huynh truyền tai nhau:
- Chọn một nắm lá từ các loại lá trên, rửa sạch, cho vào nồi cùng với lượng nước đủ dùng cho trẻ, đun sôi trong khoảng 10 – 15 phút.
- Đợi đến khi nước còn khoảng 35 – 40 độ C, sau đó dùng khăn mềm thấm nước lá để lau người cho trẻ.
- Sau khi lau người xong, dùng sữa tắm dịu nhẹ để làm sạch da và dùng nước tắm sạch lại, cuối cùng dùng khăn bông mềm lau khô người cho trẻ.
2.3. Lưu ý khi tắm lá cho trẻ bị nổi mề đay
Nhiều bậc phụ huynh quan tâm đến việc tắm lá cho trẻ khi bị nổi mề đay vì phương pháp này có những ưu điểm như: nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm, chi phí thấp, ít gây lo ngại về tác dụng phụ đối với sức khỏe.
Tuy nhiên, cha mẹ cần chú ý rằng, hiện chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh hiệu quả của việc tắm lá trong việc điều trị nổi mề đay. Đặc biệt, nếu lá sử dụng không đảm bảo vệ sinh, có thể gây ra nhiễm trùng da cho trẻ. Thêm vào đó, một số trẻ có thể bị dị ứng với các loại lá nhất định, khiến tình trạng mề đay của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn khi tắm.
3. Cách chăm sóc cho trẻ bị nổi mề đay
Chuyên gia, giảng viên Cao đẳng điều dưỡng tphcm chia sẻ các cách chăm sóc:
3.1. Chăm sóc tại nhà
Thay vì chỉ tìm lá để điều trị nổi mề đay cho con, để giúp trẻ hồi phục nhanh chóng, cha mẹ có thể chăm sóc da và sức khỏe cho trẻ bằng những cách sau:
– Chăm sóc da đúng cách
- Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, tránh tình trạng mồ hôi tích tụ trên da vì sẽ làm tăng cảm giác ngứa ngáy.
- Cắt móng tay ngắn cho trẻ để tránh việc trẻ gãi gây trầy xước da, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm nhẹ nhàng, không mùi, không gây kích ứng để giúp phục hồi lớp bảo vệ da.
- Tránh dùng sữa tắm có hương liệu mạnh cho trẻ.
- Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt
Trẻ bị nổi mề đay nên tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, hải sản, thực phẩm chế biến sẵn,… đồng thời tăng cường bổ sung trái cây giàu vitamin C, rau xanh và các loại hạt chứa vitamin E như hạnh nhân, hạt óc chó. Cha mẹ cũng cần khuyến khích trẻ uống đủ nước để giúp thải độc và duy trì độ ẩm cho da.
Quần áo, chăn, ga, gối của trẻ cần được giặt sạch, môi trường sống cần thông thoáng và sạch sẽ, hút bụi thường xuyên. Bên cạnh đó, trẻ cũng cần nghỉ ngơi đầy đủ để tăng cường sức đề kháng.
3.2. Đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa
Cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu:
- Tình trạng nổi mề đay kéo dài hơn 3 ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Trẻ xuất hiện các triệu chứng như khó thở, tím tái, buồn nôn, tiêu chảy,…
- Da trẻ bị trầy xước, có mủ và sưng tấy nghiêm trọng.
Qua quá trình thăm khám và xét nghiệm, bác sĩ sẽ xác định đúng nguyên nhân gây mề đay ở trẻ và chỉ định thuốc điều trị phù hợp. Việc đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa giúp trẻ được chăm sóc sức khỏe đúng cách và giảm nguy cơ tái phát mề đay sau này.
Cập nhật thông tin hữu ích tại giaoductretho.net về chăm sóc cho bé