Cách xử trí khi trẻ bị hóc dị vật ở  trẻ cha mẹ cần biết

Trong thời gian gần đây số trẻ nhập viện vì hóc dị vật và số trẻ tử vong do hóc phải dị vật ngày càng gia tăng. Vì vậy xử trí khi trẻ bị hóc dị vật là việc làm vô cùng quan trọng để hạn chế những hậu quả đáng tiếc.

Tỉ lệ trẻ học dị vật ngày càng gia tăng

Tỉ lệ trẻ học dị vật đang ngày càng có dấu hiệu gia tăng

Để giúp độc giả hiểu rõ hơn về thông tin trên, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với các giảng viên đến từ Trường Cao dẳng Y dược Pasteur về vấn đề này:

Hỏi: Theo giảng viên hiện nay những nguyên nhân nào khiến tình trạng trẻ em bị hóc dị vật ngày càng gia tăng?

Trả lời: Hiện nay số ca trẻ em nhập viện vì hóc dị vật và số ca tử vong ngày càng tăng . Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em hay hóc dị vật có thể kể đến như: Trẻ con đang lớn thường có tính tò mò và chưa nhận biết được công dụng, tác hại của từng đồ vật mà chúng nhìn thấy, do đó có thể dễ dàng nuốt cả những vật to hay hình thù đa diện một cách nhanh chóng. Sự bất cẩn của người lớn khi không chú ý hoặc lơ là với trẻ, cha mẹ cho trẻ chơi những đồ chơi nhỏ, tròn, trơn dễ nuốt hay cho trẻ ăn các loại thực phẩm như nhãn, thạch…mà thiếu sự quan sát. Bên cạnh đó trẻ ăn nhanh và vội cũng khiến thức ăn dễ bị mắc trong quá trình nuốt gây khó thở, tím tái, thậm chí co giật.

Hỏi: Vậy biểu hiện của trẻ bị hóc dị vật là gì thưa giảng viên?

Trả lời: Hóc dị vật có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp nhất ở con từ 1 đến 3 tuổi. Vì trong độ tuổi này người lớn cho trẻ ăn thức ăn, hạt trái cây, sữa… có thói quen pha trò cho trẻ cười nên trẻ bị sặc. Đang ăn, đang chơi, đột ngột trẻ ho sặc sụa, mặt tím tái, vã mồ hôi, thở gắng sức. Nếu dị vật làm nghẹt đường thở hoàn toàn, trẻ có thể ngừng thở ngay lập tức, tiếp đó hôn mê và tử vong nếu không được xử trí đúng. Ở trẻ lớn, biểu hiện trẻ thở khò khè, khó nhọc, ho phát ra tiếng ngáy, kích động. Nếu dị vật gây tắc nghẽn đường thở hoàn toàn, trẻ có dấu hiệu nghẹt thở hai tay nắm chặt vào cổ, không nói được, không thở được bình thường, ho, màu da thay đổi dần sang màu xanh. Nếu không được xử lý sẽ dẫn đến bất tỉnh.

Trẻ bị học dị vật hiện nay có rất nhiều nguyên nhân

Trẻ bị học dị vật hiện nay có rất nhiều nguyên nhân

Hỏi: Vậy hóc dị vật có thể để lại hậu quả gì?

Trả lời: Khi trẻ bị hóc dị vật  có thể để lại rất nhiều hậu quả như rách thực quản, thủng dạ dạy, thủng phổi, hôn mê, ngừng thở, tử vong….. nếu không được xử trí kịp thời.  Khi trẻ mắc dị vật đường thở, nếu trẻ vẫn khóc to, ho được, hồng hào, tỉnh táo thì khuyến khích trẻ ho để tống dị vật ra ngoài. Nếu dị vật không được tống ra ngoài, người nhà phải đưa trẻ đến bệnh viện để các bác sĩ tiến hành sơ cứu kịp thời.

Hỏi: Vậy làm thế nào để xử trí khi trẻ bị dị vật đường thở?

Trả lời: Bệnh cạnh đó trong quá trình nuôi con khỏe cha mẹ tránh ép trẻ ăn khi trẻ đang khóc, đùa nghịch trong khi ăn. Không nên cho trẻ nhỏ ăn các các hạt cứng như lạc, đậu, hướng dương… cẩn thận khi cho trẻ ăn các loại hoa quả có hạt cứng như táo, dưa hấu… tránh cho trẻ tiếp xúc với các đồ vật có kích thước nhỏ như viên bi, pin…

Nếu trẻ ho và khóc yếu, tím tái, khó thở thì ngay lập tức gọi người hỗ trợ và tiến hành làm thủ thuật cấp cứu để tống dị vật ra ngoài.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội