Cách chăm sóc và giáo dục trẻ bị bệnh down
Chăm sóc, giáo dục trẻ nhỏ là một vấn đề không hề dễ dàng với nhiều ông bố bà mẹ, nó càng khó khăn hơn rất nhiều lần đối với những trẻ bị mặc hội chứng down.
- Một số phương pháp cần thiết cho việc giáo dục trẻ con mầm non
- Làm cha mẹ hãy dạy con bằng tình yêu thương
- Muốn con thông minh cha mẹ cần trò chuyện cùng chúng!
Bệnh down ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ
Bệnh down ở trẻ là do thừa nhiễm sắc thể 21 trong bộ gen của bào thai, khiến cho trẻ khi sinh ra bị kém phát triển về thể chất, sức khỏe, trí thông minh hơn những trẻ bình thường khác. Cũng chính vì vậy mà việc chăm sóc, giáo dục trẻ con bị down đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực rất lớn từ phía các bậc phụ huynh, giúp trẻ có thể hoa nhập được với cộng động.
Cách chăm sóc và giáo dục trẻ bị down
Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp nào để điều trị hiệu quả và dứt điểm bệnh down cho trẻ. Cha mẹ phải xác định là sẽ sống chung với bệnh tật của con suốt đời. Do đó để giúp con có thể phát triển một cách tốt nhất thì trẻ cần được sự chăm sóc, giáo dục và yêu thương từ phía gia đình.
Việc chăm sóc trẻ bị down mang lại rất nhiều khó khăn, gánh nặng tâm lý phụ huynh và người thân. Khiến cha mẹ chán nản, bi quan. Do đó, để giảm bớt những tổn thương tinh thần, cha mẹ nên trò chuyện với những gia đình có cùng hoàn cảnh, để có thể dễ dàng vượt qua nỗi đau về tinh thần và cùng nhau tìm hiểu, chia sẻ những thông tin cần thiết liên quan đến bệnh down.
Trẻ bị down cần được chăm sóc đặc biệt, ngày nay có rất nhiều cơ sở, trường học dành riêng cho những trẻ bị bệnh down, cha mẹ có thể lựa chọn cơ sở phù hợp để cùng kết hợp trong việc giáo dục và chăm sóc trẻ bị down tốt hơn, kích thích sự phát triển.
Các chuyên gia khuyên rằng, các bậc cha mẹ nên cho con đến trường để hòa nhập với những người bạn cùng trang lứa. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho trẻ, giúp con hòa nhập với mọi người, học hỏi được những kỹ năng sống cần thiết từ bạn bè.
Hội chứng Down khiến trẻ gặp những vấn đề về phát triển hơn so với các trẻ bình thường. Tuy nhiên, nếu được chăm sóc và giáo dục trẻ sớm thì sẽ có nhiều cơ hội để phát triển hơn, trẻ vẫn có thể đi học, học đọc, học viết, làm toán v.v… làm các công việc giản đơn và có thể sống cuộc sống tương đối độc lập. Trên thực tế, đã có không ít trẻ mắc hội chứng Down đã đến trường, cùng tham gia một số hoạt động với những trẻ đồng trang lứa, nhiều trường hợp còn học đại học và có cuộc sống như nhưng trẻ bình thường khác.
Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị down cũng rất quan trọng trong quá trình nuôi con khỏe, thường khi mới sinh trẻ bị down khó bú, khó nuốt khiến em không lớn mạnh như bình thường. Tuy nhiên, đến khi trẻ trưởng thành thì lại có khung hướng tăng cân nhanh chóng, do một phần vì ít hoạt động thể dục, ăn nhiều đặc biệt là trẻ có hội chứng Down có mức biến dưỡng thấp. Do đó cha mẹ cần phải có một chế độ dinh dưỡng phù hợp, ngăn ngừa việc lên cân và nên khuyến khích con tăng cường hoạt động thế chất.
Chăm sóc, giáo dục trẻ bệnh down
Trẻ bị bệnh down có cấu tạo răng không đều, răng thiếu hay có hình dạng và vị trí bất thường nên hay bị mắc bệnh về nướu răng cao. Vì vậy, cha mẹ cần phải giáo dục trẻ biết cách giữ gìn vệ sinh răng miệng luôn sạch sẽ, tránh những bệnh lý con hay gặp khác.
Phòng ngừa bệnh down cho trẻ
Cách phòng tránh bệnh down tốt nhất cho trẻ, các bác sỹ chuyên khoa khuyến cáo, mẹ chỉ nên sinh con ở độ tuổi dưới 30, tuổi càng cao thì khả năng trẻ sinh ra bị mắc hội chứng down càng tăng. Bên cạnh đó, các mẹ mang thai khi đã ngoài 30 tuổi hoặc nếu trong gia đình có người thân bị down, khi mang thai cần tầm soát bệnh down từ khi thai nhi ở tuần thứ 11 -13 thông qua siêu âm độ mờ da gáy và xét nghiệm máu, còn từ tuần 16-20 sẽ làm xét nghiệm máu. Nếu phát hiện ra trẻ bị bệnh down mẹ sẽ được chỉ định loại bỏ thai nhi để tránh để lại gánh nặng về tinh thần cho gia đình, xã hội và chính bản thân trẻ về sau.