Làm cha mẹ hãy dạy con bằng tình yêu thương

Nếu nhận thấy tình yêu của con dành cho mình cứ ngày một ít đi thì chứng tỏ một điều cha mẹ đã dạy con sai cách.

Muốn con thông minh cha mẹ cần trò chuyện cùng chúng!

Phương pháp giáo dục trẻ 3 tuổi phát triển toàn diện

Biện pháp để giáo dục con hư trở lên ngoan ngoãn

 

Dùng bạc lực để dạy con chứng tỏ cha mẹ là người thất bại trong việc dạy dỗ con

Dùng bạc lực để dạy con chứng tỏ cha mẹ là người thất bại trong việc dạy dỗ con

Đòn roi không giúp trẻ trưởng thành

Trong cuộc sống sống hôn nhân gia đình hay trong công việc nhiều lúc mệt mỏi, bực tức, người lớn hay trút giận lên con. Có khi chỉ là nguyên nhân rất nhỏ cũng nổi điên buông những lời đe dạo, quát nạt con trẻ vì con phạm một lỗi nào đó. Những trận đòn, chửi mắng vô cớ cứ kéo dài sẽ là nguyên nhân khiến con sợ hãi khi đứng trước bố mẹ.

Với không ít người, đánh mắng con trở thành một cách để thỏa mãn cơn tức giận, hay coi đó là cách để khẳng định quyền lực của mình với con cái hoặc có thể do không biết cách kỷ luật theo hướng tích cực hay văn minh nào hơn để cho con trẻ nghe theo lời người lớn. Điều này hoàn toàn sai, khi dạy con mà bố mẹ sử dụng đòn roi chỉ khiến con trẻ ngày càng tỏ ra bất cần trước sự quát mắng. Lâu dần con trẻ trở nên lỳ lợm hơn, không khóc, không nói một lời nào dù nhận những trận đòn đau. Từ đó trong trẻ hình thành một thái độ và tính cách oán giận, hờn trách, lảng tránh mẹ, thậm chí trong cuộc sống con dễ bị tiêu cực, có xu hường dùng hành động để giải quyết mọi vấn đề. Nên không sai khi nói, việc thường xuyên dùng đòn roi để dạy con là một cách dạy con ngoan thất bại hoàn toàn.

làm cha mẹ hãy dùng tình yêu thường để dạy dỗ con

Làm cha mẹ hãy dùng tình yêu thường để dạy dỗ con

Nhiều chuyên gia tâm lý đã nhận định rằng, đánh, mắng con trẻ có thể gây chấn động về tinh thần, tác động tiêu cực đến việc hình thành tính cách, tâm lý và tình cảm của trẻ. Nhiều em bị rối loạn trầm cảm, sợ bố mẹ. Đồng thời, trẻ cảm thấy buồn, có tội và bị tổn thương khi phải chịu các hình thức phạt thân thể và tinh thần. Các biện pháp trừng phạt tinh thần như nhục mạ, làm trẻ xấu mặt trước bạn bè, chì chiết về những lỗi lầm của trẻ cũng có ảnh hưởng nặng tới lòng tự tôn không kém so với trừng phạt thể chất. Việc trẻ bị phạt khi không làm đúng như người lớn mong muốn cũng sẽ làm giảm sự sáng tạo, khiến trẻ trở nên thụ động. Với những lần bị đánh, trẻ “học” được rằng ai lớn và khỏe hơn thì có thể phạt và đánh những người bé hơn và yếu hơn mình.

Nên làm bậc cha mẹ hãy dùng tình thương, sự bao dung để khuyên răn, dạy bảo con, giúp con nhận ra cái sai mà sửa, đừng biến những trận đòn thành phương tiện để cha mẹ trút giận vì những điều chưa hài lòng ở con là điều nhiều chuyên gia khuyên. Chính bố mẹ cũng cần trang bị kỹ năng sống, kinh nghiệm chăm con hay kỹ năng phòng chống bạo hành cho trẻ và phải thật sự là tấm gương sáng cho con cái noi theo. Thực tế cho thấy, trẻ lớn lên trong đòn roi thường ngỗ ngược và không vâng lời, trong khi trẻ được yêu thương và dạy bảo với thái độ nghiêm khắc đúng lúc, đúng chỗ lại trở thành con ngoan, trò giỏi. Nên có thể thấy tính cách của con sẽ phần nào phản ánh thực tế cách dạy con của cha mẹ đúng hay sai.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội