Khuynh hướng giáo dục trẻ khuyết tật ở trường mầm non

Khác với cách nuôi dạy trẻ thông thường, đối với trẻ khuyết tật cần có cách dạy cụ thể hóa chi tiết, rõ ràng để trẻ có cuộc sống tốt được như bao trẻ khác.

Những câu hỏi “xoắn não” mà cha mẹ thông thái không bao giờ hỏi con

Trẻ bước vào độ tuổi ăn dặm cha mẹ cần chú ý gì?

Những loại quả có lợi cho sự phát triển của trẻ

Cuộc cống của trẻ khuyết tật cần được đảm bảo

Tại nước ta có khoảng 1,1 triệu em trẻ khuyết tật trên tổng số 32 triệu trẻ em

Trong tổng số 32 triệu trẻ em ở Việt Nam, trẻ khuyết tật có khoảng 1,1 triệu em, chiếm khoảng 3,4% so với trẻ em cùng độ tuổi. Hiện nay mới chỉ có khoảng gần 269 nghìn em, chiếm 24,22% số trẻ khuyết tật được đi học ở các loại hình trường lớp. Có thể thấy trẻ khuyết tật là đối tượng thiệt thòi nhất trong số những trẻ em thiệt thòi. Đa phần trẻ khuyết tật được phân thành các nhóm trẻ khiếm thính, trẻ khiếm thị, trẻ khó khăn về học, trẻ khó khăn về vận động, trẻ khó khăn về ngôn ngữ, trẻ đa tật mắc các bệnh ở trẻ và trẻ có các dạng khuyết tật khác. Chính vì thế trẻ khuyết tật cần được giáo dục cũng như có cách nuôi dạy đặc biệt hơn.

Khuynh hướng hòa nhập giúp đảm bảo cuộc sống cho trẻ khuyết tật

Nếu như đối với trẻ thông thường việc nuôi dạy con khôn ngoan khá đơn giản và dễ dàng thì với trẻ khuyết tật cần phải có giáo án. Giáo án là một bản thiết kế dạy học, là sự cụ thể hoá của kế hoạch dạy học nói chung, cụ thể hoá nội dung kế hoạch giáo dục cá nhân trẻ khuyết tật, nội dung cần thể hiện được một vài yêu cầu sau:

  • Mục đích, chính là mục tiêu kiến thức, kĩ năng, mục tiêu thái độ, hành vi cho trẻ bình thường và trẻ khuyết tật.
  • Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện thiết bị dạy học chung (nếu ở trường, lớp học phổ thông) và dạy học trẻ khuyết tật.
  • Hoạt động của giáo viên, của trẻ bình thường và của trẻ khuyết tật.
  • Các bài tập củng cố, thực hành, luyện tập.
  • Hướng dẫn học ở nhà

Có hai loại giáo án dạy học trẻ khuyết tật cơ bản, đó là mẫu giáo án dạy trẻ khuyết tật trong cơ sở giáo dục chuyên biệt và mẫu giáo án dạy trẻ khuyết tật trong trường phổ thông (hoà nhập). Đối với những gia đình có trẻ khuyết tật các mẹ cũng có thể thực hiện theo chương trình giáo án trên. Tuy nhiên để tốt nhất cho con bố mẹ nên đưa con tới các lớp về môi trường chuyên biệt để ở đó con được hòa nhập, không bị mặc cảm cũng như có chế độ học tập phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại.

Để cuộc sống của trẻ khuyết tật được tốt hơn thì cần có chế độ học tập riêng

Để cuộc sống của trẻ khuyết tật được tốt hơn thì cần có chế độ học tập riêng

 Giáo án dạy học trẻ khuyết tật sử dụng trong các trường phổ thông được lồng ghép trong giáo án chung theo quy định. Thứ nhất, mục tiêu bài học hay tiết học gồm có hai mục tiêu là mục tiêu danh cho trẻ bình thường (đa số trẻ trong lớp) và mục tiêu dành cho trẻ khuyết tật (thông thường là 2 trẻ khuyết tật trong một lớp). Thứ hai, phần hoạt động của trẻ được phân chia thành hai phần là hoạt động của trẻ bình thường và hoạt động của trẻ khuyết tật. Đối với những hoạt động chung mà tất cả mọi trẻ có thể tham gia thì không cần phải ghi riêng cho trẻ khuyết tật, chỉ những hoạt động nào đòi hỏi trẻ khuyết tật phải hoạt động riêng và cần sự hỗ trợ hướng dẫn của giáo viên và bạn bè trẻ thì mới ghi rõ vào cột dành cho hoạt động trẻ khuyết tật. Trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, việc phải lồng ghép giáo án dạy học trẻ khuyết tật như trên trong các trường phổ thông là mang tính bắt buộc. Với sự phát triển của khoa học giáo dục, mẫu giáo án này chắc chắn sẽ được thiết kế theo hình thức dành cho mọi học sinh trong lớp với những trình độ nhận thức, đặc điểm hành vi, tình cảm. giao tiếp khác nhau.

Để có thể bù đắp cũng như hướng trẻ khuyết tật đến một tương lai tươi sáng hơn người làm cha mẹ hay thầy cô cần nắm vững những kĩ năng chăm con cũng như có cách giáo dục trẻ khuyết tật tốt nhất để phần nào bù đắp cho con trẻ những thiệt thòi về mặt thể chất.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội