Mẹ hãy cùng con vượt qua “nỗi đau tự kỷ”
Nếu không may mắn trở thành Mẹ của trẻ tự kỷ thì hãy mạnh mẽ, cùng con vượt qua nỗi đau, bởi vì hơn ai hết chỉ có người Mẹ mới có thể “nhấc chúng” ra khỏi u tối ấy.
Mẹ hãy cùng con vượt qua “nỗi đau tự kỷ”
Ai đã từng làm Mẹ hẳn sẽ hiểu cảm giác “khúc ruột” của mình sinh ra lành nặn nhưng có thể do yếu tố môi trường nào đó khiến chúng không được như những đứa trẻ bình thường, nếu không may con trẻ bạn mắc phải hội chứng tự kỷ, đừng buồn bã mà hãy đứng nên cùng con vượt qua.
Thật khó để chấp nhận sự thật
Đó là một câu chuyện buồn của Chị Nguyễn Minh Anh (Đồng Nai). Cuộc sống hôn nhân của chị và gia đình vẫn tốt đẹp cho đến khi phát hiện bé Đạt không may mắc phải hội chứng tự kỷ. Chị Minh Anh chia sẻ: khi đó, chị và chồng rất hoảng hốt khi thấy bé được gần 2 tuổi rưỡi nhưng không hề quan tâm đến mọi thứ xung quanh, thờ ơ với tất cả mọi người chăm sóc bé, thậm chí bé cũng không muốn nói chuyện, nẩn tránh khi có người muốn đến gần. Cũng có một vài người nói chị sinh ra đứa trẻ không bình thường, chị Minh Anh rất buồn bã, nhiều đêm những giọt nước mắt lăn dài trên má mà không biết làm sao có thể gần con hơn. Thời gian càng dài, bệnh của bé càng trở nên nghiêm trọng và chị bắt đầu tìm hiểu thông tin trên mạng về căn bệnh tự kỷ ở trẻ, thấy bé Đạt có nhiều dấu hiệu và điểm trùng với căn bệnh này, thoạt đầu chị không tin, trong lòng chị cũng không thể chấp nhận sinh ra một đứa trẻ lành nặn là thế mà lại có thể mắc hội chứng hiếm gặp này, tiền sử gia đình chị cũng chưa có ai mắc căn bệnh kỳ lạ như thế.
Đã hơn một năm kể từ khi chị chính thức phát hiện ra bé Đạt có những dấu hiệu không bình thường, chị đã đưa con đi khám Bác sĩ tâm lý, Bác sĩ chuyên khoa, những người có kinh nghiệm chăm con trẻ ở khắp nơi chỉ với hy vọng bé Đạt không nằm trong xác suất những đứa trẻ tự kỷ. Có lúc chị cũng tự dối mình Đạt không phải là đứa trẻ như thế, sau này Đạt lớn sẽ trở thành một người tài giỏi, là “nguồn sống” để chị tồn tại trên đời chứ không phải như một “cục thịt” không nói chuyện, không giao tiếp với ai, thậm chí nhiều lúc Đạt còn không nhận chị là Mẹ. Không muốn tin, không muốn chấp nhận sự thật nhưng chị không thể tiếp tục để con sống trong vùng “u tối” ấy thêm nữa. Chị quyết tâm gần con hơn và chữa trị cho con thay vì chỉ đi khám xác nhận con có bị tự kỷ hay không rồi buồn bã.
Phải bình tĩnh xử lý mọi chuyện
Hẳn ai đã làm Mẹ khi nghe xong câu chuyện của Chị Minh Anh cũng không tránh khỏi sự xúc động, khi bản thân sinh ra một đứa trẻ lành nặn mà bị mọi người dè bỉu là một đứa trẻ không bình thường hẳn là vô cùng đau đớn, nhưng chị Minh Anh không chìm trong nỗi đau mà thay những giọt nước mắt, sự buồn bã, những nỗi đâu giằng xé bằng tinh thần mạnh mẽ, nhìn thẳng sự thật rằng bé Đạt mắc bệnh tự kỉ và bây giờ việc làm quan trọng nhất giúp Đạt khỏi bệnh. Chị nhận ra rằng khi gặp bất cứ phải chuyện gì, chúng ta cần phải bình tĩnh, tìm ra nguyên nhân để có phương pháp điều trị, bởi chính những khủng hoảng, những giọt nước mắt chỉ kiến bạn trở nên mềm yếu và khiến trẻ càng khó có cơ hội khỏi bệnh.
Khi trẻ mắc bệnh tự kỷ thì những người làm Mẹ cần bình tĩnh để giải quyết mọi chuyện
Tuyệt đối tránh điều gì?
Các chuyên gia tư vấn tâm lý cũng có khuyến cáo với các gia đình có con trẻ bị mắc bệnh tự kỷ cần giữ cho gia đình luôn có một không khí đầm ấm, tránh sự căng thẳng, ngột ngạt khiến tình trạng bệnh của trẻ ngày càng nặng hơn. Các bậc cha mẹ hãy tin vào con mình, vào khả năng của bé và tìm ra những phương pháp điều trị tốt nhất cho chúng. Đồng thời, cha mẹ cần phải nhẹ nhàng với con, thường xuyên tâm sự với chúng, tránh để bé phải ở một mình và luôn cảm thấy cô đơn, sợ sệt với những điều xung quanh.
Những câu chuyện “đầy nước mắt” của trẻ tự kỷ còn rất dài, có những câu chuyện luôn là nỗi đau “giằng xé” của các cặp vợ chồng không tin tưởng vào con mình. Nếu bạn quan tâm về những vấn đề nuôi dậy con và các vấn đề liên quan đến sức khỏe có thể tìm hiểm thêm qua các trang tâm sự Eva và những trang tin tức y tế để biết thêm nhiều thông tin sức khỏe, đồng thời có thêm kinh nghiệm nuôi dậy con, góp phần làm bước đệm quan trọng trong hành trình để con bước vào tương lai.
Nguồn: giaoductretho.net