Trẻ từ 0-6 tháng tuổi: Cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh

Rốn là bộ phận cần được chăm sóc đặc biệt khi trẻ mới chào đời, giao đoạn trẻ từ 0 tháng tuổi. Trong quá trình chăm sóc rốn trẻ sơ sinh cha mẹ cần thận trọng, tránh làm nhiễm trùng rốn!

Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh như thế nào?

Một số chuyên gia y tế Cao đẳng Hộ Sinh tới từ Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ và lưu ý tới mọi người phương pháp chăm sóc rốn trẻ sơ sinh an toàn và tránh bị nhiễm trùng như sau.

Ngay sau khi trẻ được sinh ra cần vệ sinh rốn như thế nào?

  • Vệ sinh vùng rốn của trẻ

Sau khi các bé chào đời, dây rốn sẽ được kẹp lại giúp cho cuống rốn sạch sẽ. Trường hợp kẹp rốn bị hở hay bị rơi ra, các mẹ phải chú ý vệ sinh khu vực rốn trẻ ít nhất 1 lần/ngày. Sử dụng khăn mềm và tiếp tục nhẹ nhàng lau vùng rốn của trẻ.

  • Chăm sóc rốn khi tắm cho trẻ

Nhiều người cho rằng các mẹ chỉ nên lau người chứ không nên tắm trẻ cho tới khi rốn rụng. Tuy nhiên, việc tắm rửa cho trẻ không gây hại gì, miễn là các mẹ giữ cho cuống rốn khô và tránh chạm vào nước.

Trường hợp cuống rốn bị ướt, các mẹ có thể lau khô với khăn mềm tránh bị nhiễm khuẩn có gây biến chứng bệnh lý của trẻ sơ sinh. Một số trường hợp, cuống rốn của trẻ có thể bị bẩn vì khi trẻ đi tiêu vô tình bắn lên. Chúng ta có thể nhẹ nhàng làm sạch với nước, vệ sinh lại với nước muối sinh lý và lau khô.

Việc tắm rửa cho trẻ không gây hại gì, miễn là các mẹ giữ cho cuống rốn khô và tránh chạm vào nước

  • Chăm sóc rốn khi mặc quần áo cho trẻ

Rốn của trẻ sơ sinh là phần mà các mẹ phải chú ý nhất nhưng cũng khiến mẹ gặp nhiều khó khăn khi mặc quần áo cho trẻ.

Quấn tã phía dưới rốn, giữ cho cuống rốn khô. Khi tiếp xúc với không khí, cuống rốn sẽ mau khô.

Chú ý chăm sóc rốn trẻ sơ sinh khi mặc quần áo và giữ cho vùng rốn hở càng nhiều càng tốt.

Trẻ sơ sinh cần được chăm sóc cẩn thận

  • Cách giúp cuống rốn rụng tự nhiên

Trường hợp đã qua một thời gian mà cuống rốn vẫn chưa rụng, các mẹ cũng đừng quá lo lắng. Bên cạnh đó, cuống rốn sẽ rụng khá trễ. Trong trường hợp này, các mẹ vẫn chờ để cuống rốn rụng tự nhiên chứ không nên tác động lên nó. Trường hợp tại vị trí cuống rốn có dấu hiệu bất thường như chảy máu, chảy nước vàng, các mẹ có thể đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được thăm khám và nhận sự tư vấn đúng đắn.

Sau khi cuống rốn rụng, các mẹ sẽ thấy lỗ rốn của trẻ sơ sinh hệ ra. Bên cạnh đó, lỗ rốn có thể bị nổi mẩn đỏ, thậm chí có thể chảy máu. Mẹ không nên quá lo lắng, điều này hoàn toàn bình thường và lỗ rốn sẽ lành lại trong vòng 2 tuần.

  • Tã phải được gấp dưới rốn

Không nên dùng gạc thường hay tã để băng rốn cho trẻ vì việc băng rốn trường hợp không được dùng với một số sản phẩm đã được tiệt khuẩn thì sẽ tạo điều kiện làm ổ chứa vi khuẩn và ngăn cản sự lành rốn do rốn lâu khô, nhất là trong thời tiết nóng ẩm của nước ta.

Tránh sờ vào cuống rốn hay là bôi một số chất từ thảo dược không sạch lên cuống rốn. Những chất từ thảo dược thường bị nhiễm bẩn với nhiều bào tử nấm và vi khuẩn sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn rốn trẻ sơ sinh.

Sau khi dây rốn rụng

Một số dây rốn thường tự tách ra trong vòng một hay hai tuần

Một số dây rốn thường tự tách ra trong vòng một hay hai tuần. Thật bình thường khi Mẹ nhìn thấy một mảng da khô, màu đỏ ở cuống rốn.

Bên cạnh đó, một lượng nhỏ máu tối màu có thể chảy ra, các nữ Hộ Sinh – Cao đẳng Hộ Sinh (Trường Cao đẳng Y dược Pasteur) cho rằng đây là điều bình thường. Nhưng trường hợp việc chảy máu kéo dài trên hai tuần, các mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế ngay.

Mẹ nên làm gì với dây rốn sau khi rụng?

Việc giữ hay vứt bỏ dây rốn là hoàn toàn tùy thuộc vào người mẹ. Nhưng trường hợp mẹ muốn giữ nó như một vật lưu niệm có thể lựa chọn 1 số hình thức dưới đây:

  • Làm vòng đeo từ cuống rốn rụng.
  • Giữ trong một gói màu đỏ như vật kỷ niệm hay có nhiều người tin là một điều may mắn.

Rốn trẻ sơ sinh có thể bị viêm nhiễm

Một số triệu chứng nhiễm trùng rốn ở trẻ sơ sinh

Giai đoạn dưới 6 tháng tuổi nếu cuống rốn không được chăm sóc cẩn thận sẽ dễ bị nhiễm trùng. Trường hợp thấy trẻ sơ sinh có một số dấu hiệu sau, các mẹ có thể đưa trẻ tới bệnh viện ngay:

  • Trẻ bị sốt
  • Cuống rốn có mùi hôi hay chân rốn chảy mủ
  • Vùng da xung quanh rốn đỏ và mềm
  • Trẻ khóc khi các mẹ chạm nhẹ vào rốn
  • Cuống rốn có thể bị sưng và chảy máu

Nguồn: Giáo dục trẻ thơ tổng hợp


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội