Phụ nữ sinh ra để làm Mẹ hay làm nội trợ?

Phụ nữ sinh ra đã gắn liền thiên chức làm mẹ, nhưng đã bao giờ bạn đứng giữa ngã đường chọn làm mẹ hay nội trợ để mô tả công việc của mình khi ai đó vô tình hỏi hay chưa?

Làm mẹ - một bài học đến cuối đời cũng chưa thể lấy được bằng tốt nghiệp

Làm mẹ – một bài học đến cuối đời cũng chưa thể lấy được bằng tốt nghiệp

Phụ nữ làm mẹ hay làm nội trợ?

Cách đây khá lâu, tôi đã từng đọc câu chuyện về một người phụ nữ nghỉ việc ở nhà chăm sóc gia đình và nuôi dưỡng con cái. Khi cậu con trai 6 tuổi của cô ấy cầm về nhà một tờ giấy yêu cầu ghi tên tuổi, nghề nghiệp của cha mẹ, cô ấy đã nghĩ rất lâu trước khi đặt bút viết vào phần nghề nghiệp của mình: “làm mẹ”. Vâng, là “làm mẹ” chứ không phải “làm nội trợ”, bởi  hơn ai hết cô ấy hiểu công việc mà cô ấy đang làm vĩ đại và lớn lao gấp nhiều lần so với việc đi chợ, nấu cơm cho chồng con một ngày ba bữa, cô ấy hiểu cái trách nhiệm của một người mẹ phải nuôi dạy con ngoan, nên người vất vả như thế nào? Chúng ta vẫn thường nhầm lẫn điều đó, khi thường gọi một người phụ nữ nghỉ việc ở nhà chăm sóc con cái là “làm nội trợ”. Không, một người phụ nữ chấp nhận hy sinh công việc của mình để toàn tâm toàn ý ở nhà chẳng phải vì điều đơn giản đó, không phải vì bữa cơm tươm tất hơn, vì sàn nhà sạch hơn, vì chiếc quần, chiếc áo phẳng phiu hơn. Những việc nhà ấy, thuê một người giúp việc theo giờ làm là được. Họ ở nhà để “làm mẹ”, làm mẹ toàn thời gian, một sứ mệnh mà trên đời này không có bất kỳ ai có thể thay thế được, dù có tiền hay vật chất cũng không thể mua hay đánh đổi. Những ông chồng nên biết ơn vợ mình khi cô ấy quyết định nghỉ việc ở nhà, bởi lẽ cô ấy đã gánh hộ anh trọng trách nặng nề, thiêng liêng nhất trong một gia đình. Không phải kiếm tiền là điều quan trọng nhất, nuôi con khỏe,  dạy con ngoan mới là điều quan trọng và khó khăn nhất, một nhiệm vụ miệt mài không có giờ giải lao, không có ngày nghỉ. Tất cả những công việc ngoài kia, dù phải mất thời gian, được mình chứng bằng cấp nhưng chúng đều được qua trường lớp đào tạo. Duy nhất chỉ có việc làm mẹ là phụ nữ phải tự mày mò dốc sức bằng trái tim của mình. Chấp nhận hy sinh mọi điều khác để lựa chọn làm mẹ toàn thời gian, đối với tôi, những người phụ nữ ấy vô cùng dũng cảm. Dũng cảm, bởi điều mà họ từ bỏ không hẳn chỉ là công việc kiếm tiền. Đó có thể là từ bỏ đam mê, từ bỏ ước mơ một thời đeo đuổi. Nhưng vì công việc làm mẹ, cô ấy tạm dừng hết thảy những niềm vui lớn nhỏ khác, để toàn tâm toàn ý bắt đầu bài học vỡ lòng trong sự nghiệp làm mẹ, một bài học mà cho đến tận cuối đời, chưa chắc chúng ta đã lấy được bằng tốt nghiệp.

Giáo dục gia đình là giáo dục quan trọng nhất của một đứa trẻ

Giáo dục gia đình là giáo dục quan trọng nhất của một đứa trẻ

Giáo dục gia đình là giáo dục quan trọng nhất của một đứa trẻ

Hầu hết những đứa trẻ xung quanh chúng ta, khi vừa được vài tháng đã bị nhét vội vàng vào tay ông bà, hoặc tệ hơn là người giúp việc, để những người mẹ lại tiếp tục lao vào guồng quay của xã hội ngoài kia, tất bật với những công việc được định danh nơi công sở. Khi đến tuổi đi nhà trẻ, chúng bắt đầu được đưa đến trường, trải qua các lớp chồi, lớp mầm, lớp hoa, lớp lá dù sáng nào đi học cũng gào khóc đến khản cổ. Nhưng đã bao giờ những ông chồng nghĩ những đứa con thơ chưa sẵn sàng xa rời vòng tay của mẹ, nhưng những người mẹ trong trường hợp ấy buộc phải xa con vì áp lực kinh tế gia đình,… hầu hết chúng ta cho rằng việc một đứa trẻ ở nhà với ông bà hay người giúp việc, đến tuổi sẽ đi nhà trẻ là điều đương nhiên. Nhưng cũng chính chúng ta, nổi cáu, thất vọng vì đứa trẻ ngày càng chẳng như mình mong muốn, mà quên mất rằng trong những năm tháng đầu đời của chúng, ta đã chẳng ở bên sát sao chỉ dạy. Tôi tin rằng, trong những yếu tố giáo dục trẻ thơ, giáo dục gia đình luôn nằm ở vị trí quan trọng nhất. Trong giáo dục gia đình, quan trọng nhất lại là sự giáo dục của người mẹ. Dẫu đứa bé có hay bám bố hay bám ông bà thì người mẹ vẫn là người có tầm ảnh hưởng sâu sắc nhất đối với bé.

Thành công của người làm mẹ không thể hiện ở bẳng lương mà là sự trưởng thành của con trẻ

Thành công của người làm mẹ không thể hiện ở bảng lương mà là sự trưởng thành của con trẻ

Trẻ con, chúng cũng đơn giản lắm, đâu phải những thứ làm chúng vui và hạnh phúc là những món đồ chơi, đồ ăn vặt hay quần áo đắt tiền mà thứ chúng cần là hơi ấm, là tình thương, là những cái bế ẵm của người mẹ, cùng chúng trải qua một ngày với nhiều cảm xúc. Cùng ăn, cùng ngủ, cùng chơi, cùng tô màu, đọc sách… chính trong những lúc cùng nhau như thế, ấy là lúc người mẹ thấu hiểu con mình, uốn nắn con từng chút. Bởi cô ấy đã cho con thứ đáng giá nhất: thời gian, nên những đứa con cũng sẽ trao lại cho cô điều quý giá: sự tin tưởng.

Tôi khâm phục những người phụ nữ giỏi giang, thành đạt và có sự nghiệp lớn trong tay, nhưng tôi càng ngưỡng mộ những người phụ nữ dám lùi một bước trong thành công của bản thân để trở thành một người mẹ toàn thời gian, một người dám chấp nhận những lời “đàm tiếu” ăn bám của xã hội để gánh trọng trách cao cả làm mẹ. Thành công của họ chẳng phải tính bằng hợp đồng nọ kia hay những con số trong bảng lương hàng tháng mà thành công của họ là sự đầu tư cho tương lai, một sự đầu tư được tính bằng hạnh phúc, ươm mầm cho những tuổi thơ đang lớn.

Có lẽ vì thế mà nhiều lần trang tâm sự Eva đã cập nhật những chia sẻ, bài viết về những mất mát, hy sinh của người phụ nữ ở nhà làm mẹ. Làm mẹ, ấy là một công việc vĩ đại mà chẳng dòng chữ mô tả nghề nghiệp nào có thể nói hết, cũng chẳng có bằng cấp hay dồng tiền nào mua được. Làm mẹ là làm từ trái tim con người.

Dung Trần


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội