Những rối loạn tiêu hóa ở trẻ và cách xử lý đúng cách

Rối loạn tiêu hóa là chứng bệnh phổ biến và cản trở trực tiếp đến quá trình tăng trưởng của trẻ. Cha mẹ cần nắm rõ bệnh lý để kịp thời xử lý và phòng bệnh kịp thời cho con.

Những rối loạn tiêu hóa ở trẻ và cách xử lý đúng cách

Những rối loạn tiêu hóa ở trẻ và cách xử lý đúng cách

Tìm hiểu những rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ

Hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên rất dễ mắc phải chứng rối tiêu hóa, nhất là khi thay đổi chế độ ăn uống đột ngột. Mặc dù đây không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu hệ tiêu hóa của trẻ gặp vấn đề thì khả năng hấp thụ cũng như cung cấp dinh dưỡng cho trẻ bị ảnh hưởng, trở thành nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng nếu diễn ra trong thời gian dài. Những triệu chứng của bệnh lý rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể kể đến:

Nôn trớ: Có đến 2/3 trẻ nhỏ gặp phải tình trạng này trong những tháng đầu đời do đường tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện. Đây là tình trạng thức ăn sau khi nuốt xuống dạ dày bị đẩy trở ngược lên trên. Nôn trớ sẽ dần bị đẩy lùi khi cấu trúc hệ tiêu hoá của trẻ dần hoàn thiện.

Đầy bụng, đi ngoài phân sống: Do tình trạng mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn trong ruột dẫn đến những biểu hiện của loạn khuẩn đường ruột như đầy bụng, đi ngoài phân sống.

Đường ruột của người bình thường có một hệ vi sinh vật sống cộng sinh với 15% hại khuẩn và 85% lợi khuẩn. Với hệ tiêu hóa khỏe mạnh thì tỷ lệ này được duy trì, đường ruột sẽ ở trạng thái cân bằng tốt, các quá trình tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng, thải trừ chất độc hại diễn ra bình thường. Tuy nhiên, khi tỷ lệ trên bị phá vỡ, lượng lợi khuẩn giảm xuống, hại khuẩn có dịp phát triển, sinh sôi, tạo ra tình trạng loạn khuẩn đường ruột với các triệu chứng thường gặp như: đi ngoài phân lỏng, phân sống, đôi khi có lẫn chất nhầy, có thể kèm theo đầy bụng.

Táo bón: Đây là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau cũng như rất hay gặp ở trẻ nhỏ vì hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, dễ gặp “trục trặc” khi tiếp nhận các thực phẩm khó tiêu hóa: chứa quá nhiều dầu mỡ, thức ăn cứng hay các loại đạm nóng khó tiêu,…

Khi bị táo bón, trẻ dễ biếng ăn, bỏ bữa, lâu ngày cơ thể không hấp thụ các chất dinh dưỡng, khoáng chất cần thiết dẫn đến tình trạng trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, chậm phát triển so với những trẻ cùng trang lứa.

Tiêu chảy: Trẻ đi ngoài ra phân lỏng như nước trên 3 lần một ngày thì được coi là tiêu chảy. Nếu số lần tiêu chảy nhiều và kéo dài sẽ khiến trẻ dễ bị mất nước, mất chất điện giải, thậm chí là tử vong nếu không kịp thời xử lý.

Chế biến thức ăn ở dạng mềm, dễ tiêu hóa nhằm tránh rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Chế biến thức ăn ở dạng mềm, dễ tiêu hóa nhằm tránh rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Cách xử lý khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Cha mẹ nên chế biến thức ăn ở dạng mềm, dễ tiêu hóa, đảm bảo ăn chín, uống sôi. Thay vì ăn một bữa lớn, bạn hãy chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Bên cạnh đó cần bổ sung thực phẩm có lợi như sữa chua, các thực phẩm có nhiều chất xơ như các loại hoa quả, rau xanh.

Bổ sung đủ nước và điện giải khi bị tiêu chảy bằng oresol. Lưu ý pha đúng cách đúng tỷ lệ hướng dẫn sử dụng, cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.

Cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung men vi sinh hỗ trợ hệ thống tiêu hóa; nên bổ sung loại men chứa đa dạng các chủng lợi khuẩn và có bổ sung kèm prebiotic giúp lợi khuẩn phát triển tốt trong hệ tiêu hóa.

Khi trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào khác thường, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh việm để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội