Hướng dẫn các mẹ phòng ngừa bệnh hô hấp ở trẻ nhỏ
Khi tình hình dịch cúm nCoV đáng báo động như hiện hay thì việc phòng bệnh, bao gồm các bệnh lý về đường hô hấp là điều vô cùng quan trọng.
- Viêm họng cấp ở trẻ đừng chủ quan để hối hận
- Hướng dẫn bảo vệ con khỏi các căn bệnh trong mùa mưa
- Xử trí ho dai dẳng ở trẻ thế nào mới là đúng cách?
Các bệnh thường gặp về đường hô hấp ở trẻ nhỏ
Viêm họng cấp: Đây là căn bệnh điển hình về đường hô hấp với các biểu hiện như sốt, đau rát cổ họng, chảy nước mũi, nổi hạch sưng tấy, góc hàm đau, trẻ quấy khóc, khó chịu, biếng ăn và bị trớ khi ăn,… Ù tai, trạng đau đầu, đau cổ họng khi nuốt có thể gặp trẻ lớn hơn.
Viêm tiểu phế quản: Là bệnh viêm nhiễm cấp tính của các phế quản kích thước nhỏ, có đường kính dưới 2mm hay còn gọi là các tiểu phế quản. Nguyên nhân gây bệnh thường là do virus như virus hợp bào hô hấp (VRS).
Viêm phế quản: Bệnh có các triệu chứng như sốt, ho nhưng không co rút lồng ngực hoặc thở nhanh nếu được chữa trị sớm bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, để khẳng định trẻ có bị viêm phế quản hay không, các bác sĩ sẽ cho trẻ làm các xét nghiệm máu và chụp Xquang. Viêm phế quản thường sẽ khỏi trong vòng vài ngày nhưng cũng có khi kéo dài tới 1-2 tuần, nhất là với các cháu chưa biết cách khạc đờm.
Triệu chứng ban đầu của bệnh ở trẻ thường là ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao. Sau khỏng từ 3-5 ngày thì trẻ ho ngày một nhiều, tình trạng thở khó, thở rít xuất hiện. Trường hợp nặng có thể xảy ra tình trạng tím tái, thậm chí ngừng thở. Khám thấy trẻ sốt vừa, nhịp thở của trẻ nhanh, lồng ngực bị rút lõm, xuất hiện các cơn co kéo hô hấp, trẻ thở rên nghe ran ngáy, ran rít, thông khí phổi kém.
Viêm phổi: Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó trẻ dưới 2 tuổi hay gặp hơn. Nguyên nhân do virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng. Đây là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp cấp nặng, gây tổn thương nhu mô phổi dẫn đến suy hô hấp do rối loạn trao đổi khí – nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong các bệnh về đường hô hấp ở trẻ em.
Những bệnh trên chủ yếu lây qua đường hô hấp. Trẻ sơ sinh có thể bị bệnh do lây qua đường máu ở giai đoạn khi sinh và ngay sau sinh. Các tác nhân gây bệnh thường gặp: hemophilus influenzae type b, streptococcus pneumoniae, group b streptococci, respiratory syncytial virus, mycoplasma pneumoniae, influenza virus và adenovirus.
Hướng dẫn phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ
Trẻ em là đối tượng dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Do vậy các bậc phụ huynh cần chủ động phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ thông qua việc giữ ấm cơ thể, áp dụng chế độ dinh dưỡng đúng cách, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh môi trường sống tốt…
Giữ ấm cơ thể đúng cách: Cơ thể luôn được giữ ấm, đặc biệt là các vị trí như: cổ, ngực, bụng, bàn tay, gan bàn chân; đeo khẩu trang khi ra ngoài, ngủ trong phòng kín gió, ấm áp, tắm bằng nước ấm; lưu ý không cho trẻ nằm lâu trước quạt và máy lạnh.
Chế độ dinh dưỡng: Cha mẹ nên áp dụng chế độ cân bằng dinh dưỡng, ăn uống đầy đủ để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bữa ăn của trẻ nên đa dạng, cân bằng giữa 04 nhóm chất gồm chất đạm, chất béo, bột đường, vitamin và khoáng chất; không nên cho trẻ ăn đồ ăn lạnh…
Vệ sinh cá nhân: Cần thực hiện tốt việc vệ sinh cá nhân bao gồm cả trẻ và người chăm sóc trẻ bằng cách cho trẻ vệ sinh răng miệng và súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Khi có các biểu hiện của bệnh, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc về điều trị cho con mà cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám, hướng dẫn chăm sóc và điều trị đúng đắn, tránh những biến chứng xấu xảy ra.
Hạn chế nguồn lây bệnh bằng cách đeo khẩu trang khi đến nơi đông người.
Nguồn: giaoductretho.net