Dạy cha mẹ cách nuôi con nhàn tênh
Làm mẹ là một hành trình ngọt ngào nhưng cũng đòi hỏi nhiều kỹ năng và nỗ lực, để nuôi con trở nên đơn giản cha mẹ cần học cách dạy con ngay từ những ngày đầu.
- Dạy kỹ năng sống cho trẻ quan trọng nhất điều gì?
- Cho con đi nhà trẻ sớm, nên hay không nên?
- Cha mẹ ơi đừng gắn mác “yêu thương con” cho những mục tiêu ích kỷ của mình
Dạy con là cả một quá trình
Đừng bị chiều cao của con “đánh lừa”
Trong quá trình nuôi dạy con, rất nhiều cha mẹ hay bị áp lực bởi chiều cao và cân nặng của trẻ, luôn đưa con mình ra để so sánh với những trẻ khác. Thực tế cho thấy cân nặng và chiều cao không phải là yếu tố quyết định việc con có khỏe mạnh và ngoan ngoãn hay không? Để có thể nuôi con khỏe mạnh cha mẹ nên đặc biệt chú trọng tới sự phát triển trí não và cách sống của con hơn thay vì trẻ chỉ được cái “to xác”.
Luôn động viên những đứa trẻ nhút nhát
Do sự phát triển phức tạp của xã hội ngày nay nhiều cha mẹ thường bao bọc con, bảo vệ con một cách quá kỹ, không cho con giao du, kết bạn với bên ngoài mà chỉ muốn con nằm trong cái vòng đã được mặc định sẵn, Thông thường những đứa trẻ sống trong môi trường này sẽ tỏ ra rất nhút nhát, trong nhiều trường hợp con có thể mắc chứng rối loạn lo âu cao. Thay vì cha mẹ chỉ cho con tiếp xúc với những trò chơi điện tử thì cha mẹ hãy dắt con ra ngoài, cho con làm quen với các bạn cũng như vạn vật xung quanh con.
Học cách sống gần gũi và kết nối với trẻ
Trong cuộc sống, người lớn luôn bận rộn với công việc, lo lắng cho tương lai. Điều này trái ngược với trẻ em, nhất là những đứa trẻ từ 3-6 tuổi chúng chỉ biết tới những gì đang diễn ra. Vì vậy để thân thiết, hiểu và kết nối với con hơn, cha mẹ cần học cách sống đơn giản hơn, nói về những điều gần gũi trong cuộc sống, thay vì dạy con những thứ quá sức. Việc cha mẹ thường xuyên kết nối với con sẽ tạo thêm cho con sự tự tin, gần gũi và quan trọng hơn là hiểu tâm lý con mình.
Việc con có phát triển tốt hơn phụ thuộc vào cha mẹ rất nhiều
Giúp trẻ đặt tên cảm xúc
Theo các nhà nghiên cứu, trẻ nhỏ thường không biết miêu tả cảm xúc của mình như thế nào trong số vốn từ vựng ít ỏi. Trẻ từ 2 – 5 tuổi thường chỉ nhận biết và biểu lộ được một số trạng thái như sợ hãi, thất vọng, vui vẻ, giận dữ qua vẻ mặt hay những hành động.. Do đó, cha mẹ hãy giúp con nhận biết và đặt tên cho những cảm xúc của con, khi được dạy cách đặt tên cảm xúc con sẽ trở nên hoạt ngôn hơn cũng như đa dạng về cách dùng từ sau này trong cuộc sống.
Sống chậm lại cùng con
Cha mẹ thường bị cuốn theo guồng quay “chóng mặt” của cuộc sống hiện đại, nhưng trẻ lại sống “chậm” hơn. Chính vì vậy, để hòa hợp với con cái, cha mẹ nên sống “chậm” cùng con ít nhất là khi ở nhà. Chỉ cần những việc rất nhỏ bé hàng ngày như cùng chơi với trẻ, đọc truyện cho trẻ trước khi đi ngủ, hay đưa bé đi dạo chơi ở gần nhà cũng tạo ra được những kỷ niệm đẹp và ý nghĩa bên con, giúp cho tình cảm giữa cha mẹ và con cái thêm gắn bó.
Hãy làm bạn với con trong từng giai đoạn
Dành trọn thời gian bên con
Ngày nay nhiều trẻ nhỏ đang bị nghiện smartphone, cuộc sống của con chỉ gói gọn trong chiếc điện thoại thông minh. Điều này là không tốt cho sự phát triển cũng như khi sử dụng nhiều có thể làm trẻ dễ mắc thêm một vài bệnh lý ở con. Vì thế cha mẹ hãy cho con chơi những trò chơi thể dục, thể thao mang tính sáng tạo sẽ tốt cho con hơn.
Luôn thể hiện sự tôn trọng
Trẻ học rất nhanh và luôn bắt chước lời nói, hành động của người lớn đặc biệt là cha mẹ, nên muốn con mình trở thành một đứa trẻ ngoan, luôn tôn trọng người khác thì chính cha mẹ phải là tấm gương cho trẻ. Trong những câu nói thường ngày nên kèm theo hai cụm từ “cảm ơn” và “xin lỗi” kèm theo đó là thái độ ứng xử đúng mực, tôn trọng mọi người để trẻ noi theo.
Từ trước tới nay việc dạy con sao cho đúng chưa bao giờ là đơn giản, vì thế trước tiên để dạy được con tốt cha mẹ nên tự học và dạy lại chính mình để qua đó sẽ có những kiến thức thực tế và tốt nhất để hướng dẫn con.
Nguồn: giaoductretho.net