Nhận biết sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi qua một số dấu hiệu

Có rất nhiều mẹ bầu luôn tỏ ra lo lắng không biết thai nhi có phát triển khỏe mạnh hay không. Bài viết dưới đây sẽ đưa tới cho các mẹ bầu những dấu hiệu chứng tỏ thai nhi đang phát triển khỏe mạnh.

Dấu hiệu nhận biết thai nhi phát triển khỏe mạnh

Dấu hiệu nhận biết thai nhi phát triển khỏe mạnh

Có rất nhiều cách để nhận biết sự phát triển của thai nhi có khỏe hay không mà không cần phải siêu âm. Mẹ bầu chỉ cần theo dõi những dấu hiệu thai phát triển tốt dưới đây là đã có thể yên tâm rằng con đang phát triển khỏe mạnh.

Ốm nghén

3 tháng đầu của thai kỳ là khoảng thời gian mẹ bầu thường bị ốm nghén nặng. Khoảng thời gian này cũng có tỉ lệ sảy thai cao nhất nên các mẹ bầu tuyệt đối không được chủ quan.

Ốm nghén là một hiện tượng bình thường khi 1 em bé đang phát triển trong cơ thể bạn. Các mẹ bầu sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, sợ mùi thực phẩm, thèm một món ăn nào đó, buồn nôn, đau tức ngực, đau thắt lưng,…

Thông thường ốm nghén sẽ dần mất đi khi thai nhi được 4 đến 5 tháng, tuy nhiên nếu bỗng dưng mẹ bầu thấy mình mất hẳn các hiện tượng thai nghén (trong 3 tháng đầu) thì đó là tín hiệu không tốt chút nào.

Thai nhi đạp mạnh

Theo chia sẻ từ chuyên mục kinh nghiệm chăm con thì bắt đầu từ tuần thứ 18 đến 20 của thai kỳ, mẹ bầu có thể cảm nhận được hoạt động của em bé trong bụng, đầu tiên là những cái “thai máy”, tiếp theo là những cú đạp, nhào lộn mạnh mẽ. Đến tháng thứ 6 bé còn có các phản ứng cụ thể với âm thanh bên ngoài.

Con hoạt động mạnh chứng tỏ thai nhi đang phát triển tốt

Con hoạt động mạnh chứng tỏ thai nhi đang phát triển tốt

Mẹ bầu hãy chú ý đến số lần cử động của thai nhi để biết được bé có đang phát triển khỏe mạnh hay không. Việc đếm cử động của thai nhi bao gồm: những cú đá, sự quay tròn, rướn người, cuộn và thọc mạnh (không tính đến nấc). Nếu thai khỏe mạnh, người mẹ có thể đếm được 10 cử động của bé trong vòng 2h. Nếu 10 lần chuyển động của bé không xuất hiện trong 2h thì đó chắc chắn là dấu hiệu không bình thường.

Thông thường sang đến tháng thứ 9 của thai kỳ thì những hoạt động của thai nhi sẽ giảm đi do lúc này thai nhi đã trưởng thành đầy đủ trong tử cung và không còn chỗ trống nào cho bé quẫy đạp. Các mẹ bầu không cần phải quá lo lắng khi thai nhi hoạt động ít vào thời gian này nhé!

Đi tiểu nhiều

Dấu hiệu đi tiểu nhiều chứng tỏ rằng thai nhi đang phát triển rất tốt, điều này sẽ khiến cho tử cung của mẹ giãn ra theo sự phát triển của thai nhi gây chèn ép lên bàng quang, khiến mẹ thường phải đi tiểu nhiều hơn. Tình trạng này sẽ càng xảy ra nhiều hơn vào những tháng cuối của thai kỳ.

Theo dõi cân nặng của mẹ bầu

Để xem bé có phát triển tốt hay không thì nên theo dõi cân nặng của mẹ bầu. Mẹ có cân nặng bình thường trước khi mang thai nên tăng 11,3 – 16kg. Trong ba tháng đầu của thai kỳ, người mẹ nên tăng 1kg, ba tháng giữa tăng 5kg, ba tháng cuối tăng 6kg. Có nhiều bà mẹ ít tăng cân hoặc không tăng cân trong 3 tháng đầu thai kỳ vì bị nghén nhưng phần lớn vẫn tăng được 0,9 – 1,8kg.

Nếu trong 3 tháng giữa và cuối thai kỳ, mẹ thấy mình tăng trung bình khoảng 0,3 – 0,5kg/tuần thì có nghĩa là em bé đang phát triển rất tốt.

Thường bị khó tiêu, ợ nóng

Sau khi ăn uống, mẹ bầu có thể sẽ thường xuyên bị khó tiêu và ợ nóng. Đây chính là dấu hiệu tốt cho thấy rằng hormone trong thai kỳ vẫn đang hoạt động bình thường khi làm chậm lại quá trình tiêu hóa của cơ thể. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chất dinh dưỡng đang tìm cách len lỏi vào cơ thể để được hấp thụ.

Đau nhức cơ thể

Khi thai nhi lớn lên, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với những cơn đau nhức khó chịu tại vùng lưng và tay, chân. Đây là một dấu hiệu bình thường, cho thấy sự phát triển đều đặn của thai nhi . Tuy nhiên, một khi mẹ bầu có những dấu hiệu đau nhói hoặc quá mức một cách thường xuyên thì nên đi khám xem nhé!

Mẹ bầu đau nhức cơ thể là dấu hiệu sự phát triển đều đặn của thai nhi

Mẹ bầu đau nhức cơ thể là dấu hiệu sự phát triển đều đặn của thai nhi

Theo dõi nhịp tim của béThông thường đến tháng thứ 9 của thai kỳ, thai nhi sẽ có nhịp tim dao động từ 110 đến 160 nhịp đập/phút. Nhịp tim của thai nhi thay đổi theo từng giai đoạn. Ví dụ như trong tuần thứ 6, nhịp tim thai là 100-160 lần/phút, tuần thứ 7 nhịp tim khoảng 150 lần/ phút.

Nhìn chung, thai dưới 30 tuần có nhịp tim nhanh khoảng 160-180 lần/phút. Khi thai được 30 tuần trở lên, nhịp tim sẽ chậm hơn. Nhịp tim của một thai bình thường dao động từ 120-160 lần/phút.

Theo dõi nhịp tim của trẻ bằng cách chạm vào bụng mẹ bầu là cách tốt nhất để kiểm tra sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.

Ngực căng tức

Mẹ bầu nào cũng cảm thấy đau tức ngực, đau nhức ở tuyến vú hay ngực căng sưng trong thời kỳ mang thai (còn có thể tiết sữa non). Đây là một dấu hiệu tốt cho sự phát triển của thai nhi trong bụng, chứng tỏ bộ phận này đang hình hành sữa để chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ đấy.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội