Ngừa đầu dẹt ở trẻ nhỏ như thế nào?

Bố mẹ nên duy trì tư thế ngủ nằm ngửa cho bé, đặc biệt là trong khoảng thời gian 6 tháng đầu đời để tránh bị dẹt đầu, vậy làm sao để ngừa hiện tượng dẹt đầu ở trẻ?

Ngừa đầu dẹt ở trẻ nhỏ như thế nào?

Ngừa đầu dẹt ở trẻ nhỏ như thế nào?

Dưới đây là tư vấn của giảng viên đến từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur về vấn đề này.

Thế nào là hiện tượng dẹt đầu ở trẻ nhỏ?

Theo bác sĩ Trần Anh Tú giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ về hiện tượng dẹt đầu ở trẻ nhỏ. Ở trẻ nhỏ, nhất là trong giai đoạn từ 0 đến 6 tháng đầu đời, khung xương đầu của trẻ còn mềm và rất linh động. Vì vậy, khi em bé nằm ngửa lâu khung xương đầu có thể bị biến dạng và dẹt đi tạo hiện tượng đầu dẹt.

Khoảng thời gian 6 tháng đầu, cơ cổ và thân trên của trẻ rất yếu chính vì vậy người lớn đặt trẻ nằm với tư thế nào trẻ sẽ gần như năm nguyên với tư thế đó. Do đó, nếu trẻ đã bị dẹt đầu một bên, theo xu thế của trong lực, trẻ lại càng nằm nghiêng về bên bị dẹt. Từ đó, làm cho bên bị dẹt càng dẹt hơn theo thời gian nếu không được người lớn can thiệp

Một số trẻ bị dẹt ít có thể tự tròn lại về sau. Còn đối với trẻ bị dẹt nhiều thì không thể tự tròn lại được. và theo thống kê, hiện tượng dẹt đầu thường xảy ra khi trẻ được khoảng 4 tháng tuổi. sau thời gian này, cấu tạo xương của trẻ chắc hơn, trẻ đã bắt đầu biết lẫy, biết lật người nằm sấp thì hiện tượng dẹt đầu sẽ ít gặp hơn.

Thế nào là hiện tượng dẹt đầu ở trẻ nhỏ?

Thế nào là hiện tượng dẹt đầu ở trẻ nhỏ?

Làm thế nào để ngừa hiện tượng dẹt đầu ở trẻ nhỏ?

Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng có những chia sẻ về cách để phòng ngừa hiện tượng dẹt đầu ở trẻ. Hãy thỉnh thoảng điều chỉnh lại tư thế cho đầu trẻ, lúc nghiêng bên trái, lúc nghiêng bên phải khi trẻ nằm ngửa. Ngoài ra, lúc trẻ thức bạn vẫn có thể cho trẻ nằm sấp hoặc nằm nghiêng một bên nhưng có giám sát của người lớn.

Tuy nhiên, bố mẹ cũng không cần đổi tư thế cho bé quá thường xuyên, như là nửa tiếng hay vài giờ đã đổi bên như nhiều bô mẹ áp dụng cho con em mình. Chúng ta chỉ cần đổi bên nằm, tư thế nằm của trẻ mỗi ngày. Nghĩa là nếu hôm nay bố mẹ cho bé nằm nghiêng bên phải thì mai đổi tư thế nghiêng bên trái vậy là đủ.

Đồng thời, để nuôi con khỏe, bố mẹ cần chú ý đến vấn đề cho trẻ nằm ngửa 100%. Để tốt nhất cho trẻ thì bố mẹ nên cho trẻ nằm bụng ít nhất 3 lần trong ngày, mỗi lần từ 10 đến 15 phút. Nhưng cần chú ý chỉ cho trẻ nằm ngửa khi trẻ đang thức và có sự giám sát của người lớn. Cho trẻ nằm bụng sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển chung của trẻ.

Khi trẻ đã được 4, 5 tháng tuổi trẻ đã bắt đầu có những nhận thức về màu sắc, có thể nắn lại hiện tượng dẹt đầu ở trẻ bằng cách treo các đồ vật có màu sắc về phía cần chỉnh đầu. Màu sắc sẽ thu hút được ánh nhìn của trẻ và giúp đầu bé được tròn hơn.

Khi nuôi con nhỏ, bố mẹ cũng cần dành thời gian quan sát bé nhiều hơn. Nếu sau khi áp dụng các biện pháp thông thường đầu bé vẫn bị dẹt thì bố mẹ cần cho bé đến gặp bác sĩ để kiểm tra và được tư vấn kịp thời. Với các trường hợp dẹt đậu nhẹ và trung bình thì thông thường các bác sĩ sẽ không cần can thiệp. Nhưng đối với các trường hợp nặng, có thể do sự ảnh hưởng của các cơ ở cổ. Khi đó bác sĩ sẽ kiểm tra xem hệ xương của bé có gì bất thường không và kịp thời có hướng xử lý và điều trị.

 Nguồn giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội