Tìm hiểu bệnh di truyền từ cha mẹ sang con cái và cách phòng tránh
Bệnh lý di truyền từ cha mẹ sang con là những rủi ro không gia đình nào mong muốn. Bệnh được hình thành ngay từ khi người mẹ mang thai, sẽ rất nguy hiểm cho con nếu bệnh không được phòng chống hay phát hiện kịp thời.
- Cha mẹ cần cẩn thận với bệnh viêm Amidan ở trẻ nhỏ
- Bạn đã hiểu gì về bệnh viêm tai giữa và mức độ nguy hiểm ra sao?
- Giúp mẹ nhận biết và xử trí sốt xuất huyết ở trẻ
Những bệnh có khả năng di truyền từ cha mẹ sang con
Việc cha mẹ chủ động tìm hiểu cũng như có kiến thức về những căn bệnh di truyền sẽ giúp hạn chế cũng như đảm bảo sức khỏe cho con về sau:
- Bệnh máu khó đông: Là tình trạng không thể cầm máu khi bị đứt tay hay trầy xước nhẹ, nếu không kiểm soát kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Bệnh máu khó đông có tính chất di truyền liên quan đến nhiễm sắc thể X và thường thấy ở bé trai.
- Bệnh tiểu đường: Nếu tiểu đường là căn bệnh của mẹ hoặc bố thì tỉ lệ di truyền sang con là 25%, với tiểu đường loại 2 là 15% – 35%. Còn trường hợp cả bố mẹ đều mắc bệnh thì tỉ lệ này là 50% – 70%.
- Bệnh huyết tán bẩm sinh: Đây là một loại bệnh di truyền về máu thường gặp ở trẻ em nếu bố hoặc mẹ bị bệnh, hoặc cả hai đều mang gen bệnh này. Bình thường gen này lặn trên nhiễm sắc thể, tức là người mang bệnh không có biểu hiện sinh lý, nó chỉ biểu hiện khi hai gen bệnh kết hợp với nhau. Khi đó khả năng truyền bệnh sang con lên đến 75%.
- Bệnh cận thị: Nếu bố hoặc mẹ bị cận thị bẩm sinh thì khả năng sinh con bị cận thị là rất cao. Hoặc với những bố mẹ có độ cận thị từ 6 đi ốp trở lên thì tỷ lệ di truyền sang con sẽ cao hơn.
- Bệnh mù màu: Biểu hiện của bệnh là không thể phân biệt được các màu sắc, những gì thấy được sẽ chỉ là hai màu trắng đen. Nếu mẹ mang gen bệnh thì sinh con trai dễ mắc bệnh mù màu, nếu cả bố lẫn mẹ đều có gen bệnh thì sinh bé gái sẽ dễ mắc bệnh.
Thăm khám sức khỏe tiền hôn nhân là cách tốt nhất giúp hạn chế sự lây bệnh sang con
Khám sức khỏe định kỳ cách phòng bệnh di truyền từ cha mẹ sang con
Quan niệm “Mẹ tròn con vuông” đứa trẻ sinh ra đã khỏe mạnh là điều mà tất cả ông bố bà mẹ khi mang thai đều mong muốn. Cha mẹ rất buồn và hụt hẫng nếu con sinh ra có khiếm khuyết và không thể nuôi con khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác. Theo các bác sỹ chuyên khoa, hiện nay có một số biện pháp phòng chống bệnh di truyền từ cha mẹ sang con, tốt nhất cha mẹ nên đi khám sức khỏe tiền hôn nhân để có những biến pháp phòng tránh trước khi có ý định mang thai.
- Khám sức khỏe tiền hôn nhân cho cha mẹ
Khi khám sức khỏe tiền hôn nhân, cha mẹ được tư vấn, trang bị kiến thức đầy đủ trước khi có dự định mang thai, giúp dự phòng được các bệnh di truyền cũng như dị tật bẩm sinh cho đứa con trong tương lai. Từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra những giải pháp tốt nhất để các cặp vợ chồng sinh ra thiên thần khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, khám sức khỏe tiền hôn nhân còn tư vấn cho các cặp vợ chồng một cuộc sống tình dục lành mạnh, giúp bạn chủ động kiểm soát thời điểm mang thai thuận lợi và sinh con an toàn nhất.
- Khám sức khỏe tổng quát cho con trẻ
Việc đưa con trẻ đi khám sức khỏe tổng quát là cực kì cần thiết, nhất là trong trường hợp cha mẹ mắc các bệnh di truyền. Sau khi sinh con, cha mẹ cần đưa trẻ đi tầm soát những bệnh lý này ngay khi có thể. Nếu phát hiện sớm, sẽ được bác sĩ tư vấn cách chăm sóc, chữa trị hợp lý nhất, từ xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp đến cách thức tăng cường sức đề kháng và ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.
Đây được coi là 2 trong số những cách đảm bảo nhất giúp cha mẹ hạn chế được những căn bệnh mà có thể di truyền cũng như làm lây lan sang con.
Nguồn: giaoductretho.net