Hướng dẫn cha mẹ cách xử trí tình huống trẻ bị cảm nóng

Cảm nóng, say nắng vào thời tiết nắng nóng của mùa hè là điều khó tránh khỏi, đặc biệt ở lứa trẻ nhỏ. Vậy trong quá trình chăm sóc nuôi dạy trẻ, cha mẹ cần xử trí như thế nào khi con bị cảm nóng?


Hướng dẫn cha mẹ cách xử trí tình huống trẻ bị cảm nóng

Cảm nóng là gì?

Cảm nóng, còn được gọi là bệnh lý do nhiệt (heat illness), có thể gây ra nhiều biểu hiện với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Khi thân nhiệt (nhiệt độ cơ thể) tăng cao hơn 40 oC (hoặc 104 oF) kéo dài, các tế bào trong cơ thể trẻ nhỏ sẽ dần bị tổn thương, các triệu chứng của cảm nóng có thể dẫn đến sự suy sụp của nhiều cơ quan nội tạng khác nhau của cơ thể. Theo các chuyên gia Cao đẳng Y dược tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur thì hiện nay hai bệnh cảnh nguy hiểm đòi hỏi phải xử trí cấp cứu sớm và chính xác đó là say nắng (còn gọi là kiệt sức do nóng) và tai biến do sức nóng gây ra.

Say nắng thường diễn biến chậm, tuy nhiên trường hợp trẻ bị say nắng không được nhanh chóng điều trị say nắng kịp thời sẽ đưa đến tai biến do sức nóng, một bệnh lý ở trẻ nói riêng và mọi người nói chung cần được xử trí cấp cứu ngay lập tức, Sửa Mí Mắt Hỏng, với triệu chứng lâm sàng là thân nhiệt của trẻ thường ≥ 40.5 oC kèm nguy cơ tử vong.

 

Dấu hiệu say nắng ở trẻ là gì?

Để giúp cha mẹ có cái nhìn chính xác về vấn đề cảm nóng ở trẻ nhỏ thì tại website giaoductretho, các chuyên gia y tế đến từ cơ sở đào tạo Cao đẳng Y dược uy tín Trường Cao đẳng Y dược Pasteur sẽ chia sẻ các dấu hiệu say nắng ở trẻ một cách dễ hình dung nhất như sau:

  • Tăng cảm giác khát
  • Mệt mỏi
  • Ngất
  • Vọp bẻ (chuột rút)
  • Buồn nôn và nôn
  • Kích thích
  • Nhức đầu
  • Tăng đổ mồ hôi
  • Da lạnh, ẩm
  • Tăng thân nhiệt, tuy nhiên không vượt quá 40 oC (104 oF)


Cách xử trí tình huống trẻ bị cảm nóng

Dấu hiệu tai biến do nóng

Cùng đó là các dấu hiệu  mà cha mẹ trong quá trình nuôi con cần lưu ý do tai biến của nóng gây ra như là:

  • Nhức đầu dữ dội
  • Mệt, chóng mặt
  • Lú lẫn
  • Thở nhanh, tăng nhịp tim
  • Mất ý thức đưa đến hôn mê
  • Co giật
  • Có thể không đổ mồ hôi
  • Da khô, nóng, đỏ
  • Thân nhiệt ≥ 40.5 oC

Vậy cần làm gì khi trẻ bị say nắng hoặc tai biến do nóng?

Trường hợp trẻ của phụ huynh có triệu chứng của tai biến do nóng, hãy lập tức liên lạc tìm trợ giúp y tế khẩn để được giúp đỡ. Trong trường hợp trẻ có biểu hiện say nắng hoặc trong lúc chờ trợ giúp y tế đối với trẻ bị tai biến do nóng, phụ huynh có thể tiến hành làm các việc sau:

  • Đưa trẻ vào nhà hoặc nơi có bóng râm ngay lập tức.
  • Cởi bớt đồ của trẻ.
  • Đặt trẻ ở tư thế nằm, chân hơi nâng cao.
  • Trường hợp trẻ tỉnh, đặt trẻ vào thau/chậu tắm chứa nước mát. Trường hợp đang ở ngoài nhà và có vòi nước, có thể phun sương cho trẻ với vòi nước.
  • Trường hợp trẻ tỉnh, có thể hiểu và vâng theo lời phụ huynh, phụ huynh hãy thường xuyên cho trẻ uống nước mát từng ngụm.
  • Trường hợp trẻ ói, hãy cho trẻ nằm nghiêng một bên để tránh sặc.

`Mùa hè là thời điểm trẻ dễ bị cảm nóng

Phòng ngừa trẻ bị say nắng hoặc tai biến do nóng như thế nào?

  • Cha mẹ dạy trẻ luôn luôn uống nhiều nước trước và trong khi tham gia bất kỳ hoạt động nào dưới trời nắng nóng, ngay cả khi trẻ không khát.
  • Luôn đảm bảo cho các bé được mặc đồ màu sáng, không nên mặt đồ bó sát trong thời tiết nóng.
  • Không nên cho trẻ tham gia các hoạt động nặng, tiêu tốn nhiều sức ngoài trời vào những giờ nóng nhất trong ngày (VD: giữa trưa,…).
  • Cha mẹ dạy ạy cho trẻ biết phải vào nhà ngay trường hợp trẻ cảm thấy quá nóng.

Lưu ý: Tất cả thông tin về sức khỏe tại giaoductretho.net chỉ dành cho mục đích giáo dục. Để được tư vấn y tế cụ thể, chẩn đoán và điều trị, tham khảo ý kiến ​​bác sĩ.

Nguồn: Giáo dục trẻ thơ tổng hợp từ hệ thống Y tế Nemours


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội