Xử trí ho dai dẳng ở trẻ thế nào mới là đúng cách?
Ho không còn là căn bệnh xa lạ với trẻ khi cái rét “ngọt” đang hoành hành, vậy những bậc cha mẹ phải làm gì để ứng phó với cơn ho của con trẻ?
- Nguyên tắc trong việc lựa chọn thuốc hạ sốt phù hợp cho trẻ
- Cho con đi nhà trẻ sớm, nên hay không nên?
Xử trí ho dai dẳng ở trẻ thế nào mới là đúng cách?
Thời tiết lạnh như hiện nay khiến nhiều trẻ nhỏ có biểu hiện ho dai dẳng không khỏi làm cha mẹ lo lắng, vì thế hôm nay những chuyên gia tư vấn sức khỏe trên chuyên mục Tin tức Y tế sẽ giúp phụ huynh ứng phó với cơn ho của trẻ đúng cách.
Ho ở trẻ có nhất thiết phải dùng kháng sinh hay không?
Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe Nhi khoa, ho là một triệu chứng, để lâu dần dai dẳng sẽ trở thành bệnh lý thường gặp ở con trẻ. Hầu hết các nguyên nhân gây ho ở trẻ là do bị cảm lạnh, cảm cúm hay hút hít phải các khí lạ trong môi trường sinh sống. Còn ho bệnh lý ở thể nặng thì do các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi hay viêm phế quản,… lâu dẫn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đến tính mạng của bé. Hiện nay, y học cũng có rất nhiều các phương pháp phòng và chữa trị ho, các phương pháp chữa bệnh bằng đông y cũng rất hiệu quả nhưng các chuyên gia Y tế của chương trình cũng khuyến cáo, nếu trẻ nhỏ bị ho do mắc bệnh viêm phổi hay viêm tai không phải ho do nhiễm khuẩn thì cha mẹ cũng không cần dùng thuốc kháng sinh cho trẻ mà chỉ cần dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Hầu hết các loại thuốc, sản phẩm trị ho đều được chiết xuất từ thiên nhiên rất ít độc hại nhưng khi sử dụng các loại thuốc tân dược thì cần phải sử dụng khoa học, có chỉ dẫn. Nếu điều trị một thời gian ngắn không khỏi thì cần phải đưa trẻ đi khám, không nên chần chừ để tránh nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.
Nôn trớ sau cơn ho có phải bệnh lý?
Nôn trớ sau cơn ho có phải bệnh lý?
Đã có không ít phụ huynh tỏ ra lo lắng về triệu chứng nôn trớ ở trẻ sau khi các cơn ho kết thúc, liệu các lần trớ này có ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, từ đó khiến chúng biếng ăn, suy dinh dưỡng,…Giải đáp thắc mắc này, Bác sĩ Trần Hà, hiện đang thực hiện công tác giảng dạy tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, muốn biết trẻ có bị sụt cân, suy dinh dưỡng hay không thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám chứ không nên đánh giá và nhìn nhận một cách phiến diện vì có rất nhiều trẻ vì cha mẹ ép ăn dẫn đến nôn trớ và cũng hình thành nhiều nguyên nhân khác nhau. Trên thực tế, hiện tượng nôn trớ ở trẻ không hiếm gặp, do cấu tạo ở trẻ dưới 1 tuổi cơ thể chưa hoàn thiện hết, dạ dày còn nằm ở vị trí ngang nên rất dễ trớ sau khi ho và ăn no. Nôn trớ là bệnh lý của hệ tiêu hóa nhưng nó cũng là bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như hen phế quản, trào ngược dạ dày thực quản…gây ra hiện tượng nôn trớ ở trẻ liên tục.
Trẻ bị ho có nên lạm dũng rửa mũi?
Đã có rất nhiều câu hỏi được gửi về cho trang Tin tức Y tế mới nhất về hiện tượng nôn trớ ở trẻ, nhiều người cho rằng khi trẻ nhỏ bị ho là do sự liên quan từ hệ hô hấp mũi và họng nên thường xuyên rửa mũi đế con bớt khó chịu và không còn quấy khóc, thế nhưng các chuyên gia Y tế Nhi khoa đầu ngành cho rằng, mũi của con người thực chất có cơ chế tự làm sạch, khi mũi vẫn bình thường thì không phải rửa mũi hàng ngày, vì thế chỉ khi có bệnh chảy nước mũi thì cha mẹ mới nên rửa mũi theo chỉ dẫn của Bác sĩ, bởi vì nếu không có kinh nghiệm chăm sóc con mà tự ý rửa một cách không khoa học, không theo chỉ dẫn thì vô hình chung chúng ta mang vi khuẩn vào mũi của trẻ và gây ra nhiều căn bệnh hô hấp hơn nữa, thậm chí nguy hiểm có thể gây bệnh viêm tai ở trẻ.
Trẻ bị ho thì cha mẹ cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý
Trẻ bị ho duy trì chế độ dinh dưỡng như thế nào?
Khi trẻ bị ho thì việc đầu tiên cha mẹ phải chú ý đến chế độ dưỡng của trẻ, không nên chỉ nghĩ đến phương pháp chữa trị vì khi bị ho thì hầu hết trẻ rất biếng ăn, từ đó chúng rất dễ bị suy dinh dưỡng và khi sức đề kháng của trẻ càng suy yếu dần thì các cơn ho của trẻ còn tiến triển nặng hơn nữa. Vì thế trong khẩu phần ăn của trẻ thì cần đảm bảo đủ lượng dinh dưỡng cũng như vitamin và chất khoáng, nếu cẩn thận hơn thì cha mẹ có thể chế biến các thức ăn mềm lỏng để trẻ dễ nuốt và dễ tiêu hóa. Bên cạnh những thực phẩm giàu chất đạm thì cha mẹ có thể bổ sung thêm các chất béo có lợi cho sức khỏe như đậu nành, bơ, sữa, đồng thời bổ sung thêm rau củ, trái cây để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà cơ thể của trẻ cần.
Bệnh ho dai dẳng là “hung thần” của sức khỏe con trẻ, vì thế những thông tin điều trị và biện pháp phòng ngừa vẫn còn đang rất nóng hổi, nhiều phụ huynh của con trẻ muốn giải đáp, vì thế các bậc cha mẹ có thể truy cập vào các trang tin tức sức khỏe uy tín để biết thêm nhiều thông tin bổ ích và cách điều trị ho, bệnh lý thường gặp ở trẻ.
Nguồn: giaoductretho.net