Chứng táo bón ở trẻ em và cách điều trị tốt nhất cho trẻ
Táo bón với triệu chứng đi cầu không thường xuyên, phân cứng và gây đau là vấn đề thường gặp ở trẻ em làm ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của trẻ, trẻ chậm lớn, đau bụng, sợ đi cầu.
- Vệ sinh rốn trẻ sơ sinh đúng cách để bảo vệ cho bé chuẩn nhất
- Cách nhận biết và phòng tránh bệnh tay chân miệng cho con
- Bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ em có nguy hiểm không?
Chứng táo bón ở trẻ em và cách điều trị tốt nhất cho trẻ
Cha mẹ cân hiểu về táo bón để giúp con tránh được những khó khăn và chậm lớn ở trẻ.
Những nguyên nhân chính gây táo bón thường là:
Theo nghiên cứu khoa học trên trang con đang lớn, chứng táo bón ảnh hưởng đến khoảng 3% trẻ lứa tuổi nhi đồng và 1-2% trẻ đã đi học. Nếu con bạn vài ngày mới đi tiêu một lần thì đó là dấu hiệu bình thường. Trên thực tế, 96% trẻ 3-4 tuổi có thói quen đi cầu không đều đặn, có khi từ ba lần một ngày cho đến ba lần trong một tuần. Một số nguyên nhân dẫn tới táo bón ở trẻ là:
- Con bạn ăn thiếu chất xơ, lười ăn rau, hoa quả…
- Bé ráng nhịn đi tiêu khi bạn bắt đầu tập cho bé ngồi bô.
- Phản ứng lại với cơn đau. Một cơn quặn ruột có thể làm cho bé sợ rặn và không cố gắng đi ị tiếp.
Dù là nguyên nhân gì, phân nằm trong trực tràng sẽ ngày càng nhiều và cứng hơn. Mỗi lần rặn sẽ làm bé đau nên trẻ sẽ cố tìm cách cưỡng lại và không thể rặn tự nhiên được nữa và hành động này lâu dần sẽ biến thành một phản xạ không điều kiện.
Bé ị đùn
Khi chứng táo bón kéo dài một thời gian, đôi khi phân mềm mới hình thành sẽ trào qua chỗ phân cũ ứ đọng trong ruột già và tuôn ra ngoài, có khi ở dạng hơi lỏng, thậm chí hơi giống với tiêu chảy, và dính vào đồ lót của trẻ. Việc này không được xem là một lần đi ngoài thực sự hoặc do bé ị mất kiểm soát mà đây là một dấu hiệu cho thấy bạn cần phải giải quyết nó triệt để, nhất là nếu ị đùn gây rắc rối cho việc giao tiếp của bé với bên ngoài.
Bạn cần xin ý kiến của bác sĩ nhi khoa để giúp bé chấm dứt tình trạng này vì táo bón có liên quan đến những vấn đề về thể chất và nội khoa. Con bạn có thể không phải kiểm tra gì thêm, chủ yếu bác sĩ sẽ thực hiện rà soát tiền sử bệnh lý, đo chiều cao, cân nặng và bài tập kiểm tra thể chất tổng quát. Có thể bác sĩ sẽ dùng ngón tay nhẹ nhàng thăm khám trực tràng của bé, bạn yên tâm là việc thăm khám này sẽ không làm đau bé.
Hướng dẫn lại cho bé việc đi tiêu
Bước đầu tiên bạn cần làm là giúp cho phân cứng của bé đi ra được dễ dàng và có nhiều cách để xử lý vấn đề này. Bác sĩ nhi khoa có thể dùng glycerin bơm vào hậu môn bé hoặc cho thụt tháo. Để làm phân mềm, bác sĩ sẽ cho bé uống dầu khóang hoặc viên làm mềm phân trong vài tuần, thậm chí vài tháng. Sau đó hướng dẫn lại cho bé cách đi tiêu qua việc xây dựng một thời gian biểu thường xuyên cho việc ngồi bô, điều này giúp cho thành ruột vốn dĩ căng thẳng và lười nhác sẽ phục hồi chức năng và hình thành thói quen.
Thêm chất xơ
Bạn nên xem xét lại chế độ ăn uống của trẻ. Trẻ em uống quá nhiều sữa hoặc không chịu ăn trái cây, rau củ, ngũ cốc hay bánh mì nguyên cám sẽ bị thiếu chất xơ. Có thể thêm chất xơ bằng cách: ăn táo, lê thay vì ăn chuối, ăn các thanh hạt ngũ cốc thay vì những thỏi sô-cô-la, ăn các món bánh lúa mạch thay vì bánh quy thông thường và ăn bánh mì làm từ bột nguyên cám thay vì bột mì trắng. Các món ăn chơi từ rau củ tươi chấm các loại nước sốt hấp dẫn cũng là một mẹo nhỏ để khuyến khích bé ăn thêm rau. Với trẻ kén ăn, bác sĩ có thể đề nghị uống bổ sung chất xơ.
Tập trung vào khen thưởng
Khi bé nín đi ngoài hoặc không chịu cố gắng, nếu bạn bắt ép sẽ làm bé càng thêm lo lắng sợ hãi. Thay vì thế, bạn nên nghĩ ra các kiểu khen thưởng mỗi khi bé đi cầu giỏi. Mặc dù sẽ có đôi chút khó chịu hoặc thậm chí bé sẽ bị đi tiêu ra chút máu thì bạn cũng đừng nên quá lo lắng. Nhưng nếu bạn thấy bụng bé bị gò căng cứng hoặc vừa nôn vừa táo bón và hậu môn bé bị chảy máu hay đau nhiều, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ ngay.
Cuối cùng, bạn cần nhớ rằng táo bón là chứng bệnh thường hay xảy ra với trẻ nhỏ, đặc biệt là những bé kén ăn. Chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống của bé một chút, vấn đề sẽ được giải quyết một cách dễ dàng ngay!
Nguồn giaoductretho.net