Cách nhận biết và phòng tránh bệnh tay chân miệng cho con

Mùa hè bắt đầu của dịch tay chân miệng ở trẻ nhỏ. Đặc biệt, cần theo dõi sát sao nếu con mắc bệnh, kịp thời nhận ra dấu hiệu nhiễm độc thần kinh để điều trị đúng cách, kịp thời.

Cách nhận biết và phòng tránh bệnh tay chân miệng cho con

Để tìm hiểu về cách nhận biệt và phòng tránh bệnh tay chân miệng chúng ta có cuộc trò chuyện với bác sĩ Nguyễn Hữu Định – Giảng viên Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur.

Bệnh tay chân miệng là gì và có nguy hiểm đến tính mạng trẻ không?

Trang bệnh của con chia sẻ thông tin: Bệnh tay chân miệng là một nhiễm trùng vi-rút nhẹ, dễ lây gặp phổ biến ở trẻ nhỏ – được đặc trưng bằng lở loét ở trong miệng và phát ban ở tay và chân. Bệnh tay chân miệng hầu hết gây ra bởi vi-rút coxackie

Không có biện pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh tay chân miệng. Chỉ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tay chân miệng bằng cách thực hiện vệ sinh tốt như rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng.

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh chân tay miệng là nhiễm virut coxackie A16

Đường tiêu hóa (qua ăn uống) là nguồn gốc chủ yếu của nhiễm virut coxsackie và gây bệnh chân tay miệng. Bệnh lây lan từ người sang người do tiếp xúc với người bị bệnh qua:

+ Dịch tiết của mũi hoặc họng

+ Nước bọt

+ Dịch tiết từ tổn thương phỏng rộp

+ Phân

+ Giọt nhỏ đường hô hấp bắn vào không khí sau khi ho hoặc hắt hơi

Bệnh tay chân miệng có thể biểu hiện bằng một vài hoặc tất cả các dấu hiệu và triệu chứng sau:

+ Sốt

+ Đau họng

+ Mệt mỏi

+ Các tổn thương giống phỏng rộp, mầu đỏ và đau ở lưỡi, lợi (niếu) và bên trong má

+ Ban đỏ, không ngứa nhưng đôi khi phồng rộp lên ở lòng bàn tay, bàn chân và có thể ở cả mông

+ Biểu hiện bứt rứt khó chịu ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi

+ Mất cảm giác ngon miệng

Thời gian ủ bệnh thông thường là từ 3 đến 7 ngày. Sốt thường là dấu hiệu đầu tiên của bệnh tay chân miệng, sau đó là biểu hiện đau họng, và đôi khi có chán ăn và mệt mỏi. Một hoặc hai ngày sau khi sốt xuất hiện, các tổn thương lở loét rất đau có thể xuất hiện trọng miệng hoặc họng. Ban ở lòng bàn tay, bàn chân và đôi khi ở mông có thể xuất hiện sau một hoặc hai ngày.

Bệnh chân tay miệng thường gặp nhất ở nhà trẻ, trường học

Trẻ dễ lây bệnh tay chân miệng nhất trong tuần đầu tiên của bệnh, nhưng vi-rút có thể vẫn còn trên cơ thể của trẻ trong vài tuần sau khi các dấu hiệu và triệu chứng đã hết. Điều này có nghĩa rằng trẻ vẫn có thể lây nhiễm bệnh sang người khác.

Ở những vùng có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam thì dịch bệnh có thể xuất hiện quanh năm. Tuy nhiên, dịch bệnh chỉ bùng phát chủ yếu vào mùa hè và mùa thu tại các vùng có khí hậu ôn đới

Bệnh tay chân miệng chủ yếu ảnh hưởng tới trẻ em dưới 10 tuổi. Trẻ em tại các trung tâm chăm sóc trẻ đặc biệt mẫn cảm với sự bùng phát của bệnh tay chân miệng bởi vì nhiễm trùng lây lan qua sự tiếp xúc giữa người với người, và trẻ nhỏ là những đối tượng dễ bị lây nhiễm nhất.

Trẻ em thường phát triển miễn dịch đối với bệnh tay chân miệng khi chúng lớn hơn bằng việc tạo ra các kháng thể sau khi phơi nhiễm với virut gây bệnh. Tuy nhiên, thanh thiếu niên và người lớn vẫn có thể mắc bệnh.

Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng và cách chăm sóc

Biến chứng thường gặp nhất của bệnh tay chân miệng là mất nước. Bệnh có thể gây lở loét trong miệng và họng kiến trẻ nuốt đau và khó nuốt. Cần giám sát chặt chẽ để đảm bảo sao cho trẻ thường xuyên uống được từng ngụm nước trong suốt quá trình bệnh. Nếu trẻ mất nước nặng thì có thể  bổ sung dịch bằng đường  truyền tĩnh mạch khi thấy cần thiết.

Bệnh tay chân miệng thường là bệnh nhẹ và chỉ gây sốt cũng như các dấu hiệu và triệu chứng nhẹ trong một vài ngày. Tuy nhiên, một dạng hiếm và đôi khi nghiêm trọng của bệnh gây nên bởi virut coxsackie có thể dẫn tới biến chứng não và các biến chứng khác:

+ Viêm màng não do virut: đây là một bệnh nhiễm trùng và viêm màng não và dịch não tủy bao quanh não và tủy sống. Viêm màng não do virut thường nhẹ và tự khỏi.

+ Viêm não: một thể bệnh nặng và có thể đe dọa tính mạng do biến chứng viêm não gây ra bởi virut.

Bệnh chân tay miệng có thể do nhiều loại virut gây nên và không có thuốc điều trị đặc hiệu.

Tổn thương ở niêm mạc miệng gây đau, khiến trẻ ăn kém, có thể dẫn đến hạ đường máu. Các biện pháp điều trị mà cha mẹ có thể thực hiện tại nhà theo chỉ định của bác sĩ:

+ Dùng các thuốc giảm đau, sát trùng niêm mạc miệng như nước muối 0,9%, Kamistad…

+ Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo loãng, sữa…

+ Vệ sinh da tránh bội nhiễm vi khuẩn: tắm cho trẻ bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ như nước lá chè, lá chân vịt…Dùng dung dịch Betadin bôi các tổn thương ngoài da sau khi tắm.

Một số phương pháp để phòng cho trẻ:

– Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

– Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng , đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi …

– Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

– Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

– Cách ly trẻ bệnh tại nhà. Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh

Khi thấy con có những dấu hiệu kể trên, bố mẹ hãy đưa con đến cơ sở y tế để được thăm khám và hướng dẫn cụ thể.

Nguồn giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội