Chiều cao và cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi trong từng giai đoạn

Theo dõi chiều cao và cân nặng chuẩn của thai nhi là việc làm cần thiết để mẹ bầu có thể biết được quá trình phát triển của con theo từng tuần, từng tháng tuổi có diễn ra bình thường không.

Theo khuyến cáo của các bác sỹ, ngay từ khi có những dấu hiệu mang thai sớm thì mẹ cần phải tới bệnh viện để được kiểm tra tình trạng sức khỏe và sự phát triển của thai nhi theo từng tháng tuổi và so sánh với các tiêu chuẩn phát triển bình thường để xem thai nhi có phát triển tốt hay không?

Tiêu chuẩn cân nặng và chiều cao của thai nhi

Dựa trên những chỉ số trung bình, mẹ có thể theo dõi được quá trình phát triển của con theo từng tuần, từng tháng tuổi. Qua đó các mẹ sẽ có các biện pháp điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh để bảo đảm sự phát triển bình thường của thai nhi.

Bảng cân nặng thai nhi theo tuẩn tuổi 2017Bảng cân nặng thai nhi 2017

Bảng chỉ số chiều cao, cân nặng chuẩn của thai nhi

Dựa vào bảng chiều cao và cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi mà mẹ bầu có thể theo dõi, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp cho sự phát triển của thai nhi. Nếu thấy thai nhi phát triển không được như tiêu chuẩn ở trên mẹ bầu cần phải hết sức chú ý và có biện pháp để cải thiện ngay, tránh trường hợp con sinh ra có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém, ảnh hưởng sự phát triển trí thông minh… gây bất lợi cho quá trình nuôi dạy con khỏe mạnh thông minh sau này.

Yếu tố ảnh hưởng tới cân nặng của thai nhi

Cân nặng và chiều cao của thai nhi sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi những yếu tố như di truyền, vóc dáng của mẹ bầu trước khi mang thai, độ tuổi của mẹ khi mang thai, đặc biệt chế độ dinh dưỡng của mẹ trong quá trình mang thai là yếu tố quan trọng quyết định thai nhi có phát triển được tốt hay không, trong quá trình mang thai mà mẹ bầu không đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng cần thiết sẽ khiến cho thai nhi bị thiếu chất, dẫn tới trẻ thiếu cân, nhỏ con sau khi sinh ra.

Ngoài ra, trong trường hợp trẻ sinh đôi hay sinh ba thường sẽ nhỏ con hơn những trẻ sinh một, mẹ bị thừa cân, béo phì hoặc đái tháo đường thai kỳ thì cân nặng của con cũng bị ảnh hưởng không ít.

Thai nhi thiếu cân, thừa cân ảnh hưởng như thế nào?

Không phải thai nhi thừa cân là sẽ tốt cho con sau này như nhiều mẹ thường nghĩ. Việc thai nhi thiếu cân hay thừa cân đều ảnh hưởng tới sự phát triển và sức khỏe của trẻ sau khi sinh ra.

Thai thừa cân thì sẽ khiến việc sinh nở của mẹ gặp nhiều khó khăn hơn, có trường hợp mẹ bị vỡ tử cung trong quá trình chuyển dạ vì thai nhi quá lớn. Không chỉ ảnh hưởng tới mẹ mà khi trẻ sinh ra bị thừa cân sẽ có nguy cơ cao bị hạ đường huyết (do nồng độ insulin của mẹ cao, sau khi sinh bị hạ xuống, trong khi hệ thống nội tiết của em bé không kịp điều chỉnh) dẫn đến một loạt hiện tượng như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, hạ thân nhiệt… Thậm chí, nếu không có kế hoạch dinh dưỡng sau này hợp lý, em bé sẽ rơi vào tình trạng béo phì rất khó cứu vãn, cùng với nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch, trầm cảm, ung thư…

Trường hợp thai nhi thiếu cân kéo dài thì khi trẻ được sinh ra thường có nguy cơ bị ngạt thở cao trong quá trình lọt lòng. Ngoài ra, do sức đề kháng kém nên bé rất dễ bị mắc các chứng bệnh khác như: viêm phổi, đa hồng cầu, hạ đường huyết… Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn cho rằng, trẻ nhẹ cân còn có nguy cơ giảm trí tuệ về sau, chỉ số IQ và chỉ số phối hợp, vận động đều thấp hơn so với những trẻ đủ cân.

Chính vì điều đó mà các chuyên gia khuyên mẹ bầu cần phải đảm bảo cân nặng của thai nhi ở mức tiêu chuẩn, tránh việc thai nhi thừa cân hay thiếu cân đều sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe sinh sản của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Điều chỉnh để thai nhi đạt chiều cao, cân nặng chuẩn

Điều chỉnh để thai nhi đạt chiều cao, cân nặng chuẩn

Cách điều chỉnh để thai nhi đạt cân nặng và chiều cao chuẩn

Để có thể điều chỉnh được mức phát triển đạt chuẩn của thai nhi thì trước hết mẹ bầu phải thường xuyên kiểm tra xem thai nhi có bị thừa hay thiếu cân không, từ đó sẽ điều chỉnh và cân bằng chế độ dinh dưỡng trong suốt thai kỳ. Với những người mẹ nhẹ cân, nên tập trung bổ sung đầy đủ dưỡng chất để cải thiện sức khỏe, chuẩn bị sẵn sàng cho 9 tháng mang nặng. Còn với những mẹ thừa cân nên tránh những đồ ăn có quá nhiều dầu mỡ, đường, tinh bột để tránh nguy cơ tiểu đường thai nhi có thể làm tăng cân nặng của bé.

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý khi bắt đầu bước vào thai kỳ là rất quan trọng giúp thai nhi có thể phát triển toàn diện, bởi dinh dưỡng của em bé lúc này hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ ăn của mẹ. Các mẹ bầu không nên ăn kiêng khi mang thai để bảo đảm duy trì hoạt động sinh lý, tăng khối lượng máu, dịch mô, nước ối… Trường hợp mẹ bầu thiếu chất hoặc không hấp thu được các chất dinh dưỡng vào cơ thể có thể bổ sung thêm thuốc bổ tổng hợp có công thức đặc biệt và chứa đầy đủ các vitamin, khoáng chất, DHA/EPA được thiết kế dành riêng cho bà bầu sẽ giúp cơ thể người mẹ luôn khỏe mạnh và giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, thông minh ngay từ trong bụng mẹ.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội