Chế độ dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi
Trẻ dưới 1 tuổi là thời kỳ có tốc độ phát triển cơ thể hết sức nhanh chóng, vì thế chế độ dinh dưỡng đầy đủ và đa dạng chất là điều kiện quan trọng để trẻ được phát triển toàn diện.
- Có nên áp dụng ăn dặm kiểu Nhật đối với trẻ Việt hay không?
- Cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị rôm sảy
- Các bước chăm sóc trẻ bị tự kỷ chuẩn nhất hiện nay
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ dưới 1 tuổi
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ dưới 1 tuổi
Nhu cầu về dinh dưỡng ở trẻ là rất lớn, trẻ càng nhỏ thì nhu cầu càng cao. Theo nghiên cứu, nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng của trẻ trong 6 tháng đầu tiên tương đối cao so với kích thước và trọng lượng cơ thể, thêm vào đó dạ dày còn nhỏ nên lý giải cho việc vì sao phải cho trẻ ăn nhiều bữa. Do sức ăn có hạn, bộ máy tiêu hóa hoạt động chưa hoàn chỉnh, khả năng miễn dịch kém nên nếu các thiếu sót trong quá trình nuôi dưỡng: Mất vệ sinh, thức ăn nghèo dinh dưỡng, ăn sam sớm, cai sữa sớm… đều có thể gây nên suy dinh dưỡng, tiêu chảy ở trẻ em.
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ dưới 1 tuổi còn phụ thuộc vào tình trạng dinh dưỡng của mẹ trong thời kỳ mang thai. Dinh dưỡng không đảm bảo trong quá trình mang thai dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng bào thai, con sinh ra nhẹ cân thường hay gặp phải những vấn đề về sức khỏe: Điều nhiệt kém, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, đôi khi gặp trở ngại trong chuyển hóa glucid, lipid, protid. Ngoài ra dự trữ sắt của nhóm này thường thấp nên dễ gặp tình trạng thiếu máu.
Về mặt năng lượng, trung bình trong năm đầu của trẻ nhu cầu khoảng 103 kcal/ ngày. Nhưng do bộ máy tiêu hóa chưa thực sự hoàn chỉnh nên khi cho trẻ ăn cần lưu ý. Thức ăn dễ tiêu, trong quá trình ăn sam nên tuần tự từ thức ăn lòng chuyển sang đặc dần rồi tới cháo và cơm.
Các vitamin và chất khoáng cũng rất cần thiết trong giai đoạn này. Nếu thiếu sẽ ngăn cản sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ thậm chí gây bệnh của con nguy hiểm. Ví dụ như thiếu vitamin B1 kéo dài có thể gây bệnh beri – beri rất nguy hiểm, có thể gây ngừng tim đột ngột, vitamin B1 có nhiều trong vỏ cám ngoài hạt gạo, đậu xanh, thịt nạc…. Bệnh khô mắt do thiếu vitamin A ở trẻ có thể gây ra mù lòa và những rối loạn khác trong cơ thể, vitamin A có nhiều trong rau xanh đậm, quả màu vàng… Các chất khoáng như calci, sắt, kẽm có nhiều trong tôm, cua, trứng, sữa… Vậy nên để đảm bảo đủ chất, nên cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm từ nhiều nguồn khác nhau.
Mẹ nên cho trẻ bú hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu đời
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ
Theo quỹ nhi đồng liên hợp quốc ( UNICEF) khẳng định nuôi con bằng sữa mẹ là một trong những biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ cho sức khỏe trẻ em. Theo khuyến cáo, mẹ nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu:
Bởi sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất và thích hợp nhất với trẻ em. Sữa mẹ có đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết: Đạm, đường, chất béo, vitamin, muối khoáng… với tỷ lệ thích hợp và ở dạng con dễ hấp thu nhất. Theo phân tích thành phần protein, calci, sắt… trong sữa mẹ ít hơn trong sữa bò nhưng dễ hấp thu hơn. Do vậy trẻ bú mẹ thường không bị thiếu chất, phát triển tốt hơn trẻ dùng sữa bò. Ngoài ra trong sữa mẹ còn có Taurin ( một acid amin tự do) rất quan trọng đối với phát triển não bộ của trẻ.
Sữa mẹ chứa nhiều chất kháng khuẩn giúp tăng cường miễn dịch cho trẻ. Trong sữa mẹ ( đặc biệt là sữa non) có nhiều yếu tố miễn dịch giúp trẻ bảo vệ cơ thể mà không một loại thức ăn nào có thể thay thế được đó là: Globulin miễn dịch IgA giúp chống nhiễm khuẩn đường ruột và chống virus, Lisozym – men giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus, Lactoferin – protein gắn sắt giúp ức chế các loại vi khuẩn cần sắt để phát triển, các bạch cầu, yếu tố biffidus – là một carbonhydrat cần cho vi khuẩn lactobacillus phát triển kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Nhờ đó trẻ bú mẹ trong 6 tháng đầu sẽ ít bị mắc bệnh. Ngoài ra, sữa mẹ có tác dụng chống dị ứng nhờ IgA và đại thực bào trong sữa mẹ. Do đó trẻ có thể bị dị ứng đạm bò nhưng không có trẻ bị dị ứng sữa mẹ.
Cho con bú mẹ có thể phòng ngừa được nhiều bệnh của con và mẹ
Nuôi con bằng sữa mẹ còn kinh tế hơn do không phải mất tiền mua, giúp tăng tình cảm gắn bó mẹ con. Đồng thơi khi trẻ bú mẹ, tuyến yên sẽ tiết ra prolactin có tác dụng ức chế rụng trứng giúp tránh thai, giảm tỷ lệ ung thư vú và tránh được nhiều căn bệnh của mẹ.
Nguồn: giaoductretho.net