Cha mẹ ơi đừng gắn mác “yêu thương con” cho những mục tiêu ích kỷ của mình

Có nhiều đứa trẻ đang bị chính người sinh thành “tước đoạt” quyền tự do dưới cái mác “yêu thương” và chạy theo trào lưu xã hội “nuôi con kiểu mới.

Cha mẹ ơi đừng gắn mác “yêu thương con” cho những mục tiêu ích kỷ của mình

Cha mẹ ơi đừng gắn mác “yêu thương con” cho những mục tiêu ích kỷ của mình

Có một thực tế hiện nay, có rất nhiều phụ huynh đang “ đua đòi” theo hình thức “nuôi con kiểu mới”, vô hình cướp đi quyền làm một đứa trẻ, quyền được sử dụng thời gian chăm sóc, yêu thương của bố mẹ và quyền được lớn lên theo đúng với “nhịp điệu” của một em bé…

Cha mẹ có đang “đè ép” sức chịu đựng của con hay không?

Tôi tự nhận mình không phải là một người mẹ tài giỏi, xét về các phương diện chăm con thì có thể đánh giá là vụng về, thế nhưng tôi luôn nhìn nhận những điểm mạnh của con để chúng có thể phát huy, những điểm yếu tôi sẽ cùng con dần dần sửa, không vùi lấp nhưng nhất định tôi sẽ không để chúng có áp lực nào, vì con đang lớn, chúng có quyền và được quyền sống như một đứa trẻ.

Gần một năm qua, tôi đã có nhiều dịp tham quan và khảo sát các trường mầm non tại Hà Nội, cũng vì mong muốn tìm cho Mạnh Đạt một ngôi trường  tốt nhất, phù hợp, làm sao để khiến con tôi sau khi học xong chương trình mẫu giáo thì có thể nói lưu loát tiếng anh. Nhưng chuyến đi này đã thực sự làm tôi “bừng tỉnh”, thay đổi suy nghĩ hoàn toàn về cách nuôi dạy Mạnh Đạt nên người. Khi tôi quan sát những trường mầm non “có tiếng” ở thành phố, những lớp học “nhà phố”, “biệt thự”, “trung tâm thương mại”… đầy ắp đồ chơi xanh đỏ tím vàng, những sân chơi nhân tạo rất bắt mắt thì tôi thấy lũ trẻ thường có xu hướng nói to, bậy,  giải quyết xung đột bằng cách lao vào nhau và có những hành động rất mạnh nhưng đó cũng là điều tôi không hề thấy được ở những em bé học trong các ngôi trường giản dị trong thiên nhiên, có nhiều bóng cây xanh và ánh nắng mặt trời, những ngôi trường có thời gian vui chơi hoạt động ngoài trời. Lũ trẻ ở đó được tự do chơi và học hành trong những giới hạn an toàn của riêng mình, chúng rất phấn khích một cách bình tĩnh và chậm rãi, đặc biệt chúng được học cách bao dung, biết cùng nhau vượt qua những khó khăn, tôn trọng ranh giới và hiểu rõ những nhu cầu bản năng của chính mình và tôi cũng cảm nhận rất rõ được rằng, những em bé ở đó đang thực sự được sống theo “nhịp điệu và trật tự của riêng mình”, sống đúng theo quyền chúng được sống, điều đó cũng đồng nghĩa nhiều trẻ em khác đang phải sống theo “nhịp điệu và trật tự, lối sống của cha mẹ”, như cách sống tôi mong muốn của Mạnh Đạt trước đây.

Cha mẹ có đang “đè ép” sức chịu đựng của con hay không?

Cha mẹ có đang “đè ép” sức chịu đựng của con hay không?

Vì vậy, tôi nhận thấy rằng không phải cứ “nhồi nhét” cho con học một trường “điểm” là tốt mà cần tìm hiểu môi trường phù hợp, môi trường có thể khiến con phát triển bản thân, tư duy cùng lối sống khoa học. Tôi có cô bạn thân làm  quản lý của một trường mầm non vừa tâm sự với tôi rằng: phụ huynh của một bé gái vừa cho cháu chuyển trường vì lí do tiếng anh học không tốt lên, cô bé 4 tuổi khóc lóc vật vã vì bị chuyển khỏi ngôi trường mà bắt đầu có sự gắn bó với bạn bè, nhưng nước mắt và nỗi buồn của bé không thể làm “rung chuyển” sự ích kỉ, những “mục tiêu”, cái mác “yêu thương” của những người làm cha mẹ. Thực sự tôi đang cảm thấy lũ trẻ phải chịu những sức ép quá lớn về những mục tiêu cha mẹ đặt ra. Nhiều người còn o ép, nói những câu trách móc khiến bản thân trẻ gặp nhiều tổn thương như: “sao cả tuần vừa rồi thấy con không tiến bộ, không học được cái gì mới”, “mẹ đã tốn rất nhiều tiền cho con học một trường danh tiếng mà không tiến bộ”,… Vậy đã bao giờ bạn nghĩ trẻ cũng sẽ có một giới hạn của riêng chúng mà những người làm cha mẹ cần phải tôn trọng hay không?. Để dạy con ngoan không hề khó nếu chúng ta nắm bắt được tâm lý, biết lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng, phát huy những điểm mạnh của con và tìm ra những khuyết điểm giúp con chỉnh sửa. Học ở một trường điểm, những những lớp học “nhà phố”, “biệt thự”, “trung tâm thương mại” không phải xấu mà quan trọng con trẻ của mình học được những gì và tiếp thu kiến thức ra sao, con có thấy thoải mái và có thể phát triển tốt hay không? Đó mới chính là tình yêu thương cha mẹ nên nhìn nhận thay vì những yêu thương vì mục tiêu của mình.

Hãy dành thời gian bên con nhiều hơn

Thay vì những lần phải tốn nhiều tiền cho con học những thứ vô bổ, nhưng việc làm vô hình cướp đi quyền làm một đứa trẻ thì những bậc làm cha mẹ hãy dành thười gian bên con nhiều hơn để con trẻ chúng thấy được rằng chúng con được yêu thương và tôn trọng. Trước khi cố “nhồi nhét” con vào những mục tiêu cah mẹ đặt ra thì hãy thử nghĩ đến việc hôm nay mình mỉm cười với con mấy lần, mình đã chơi được với con bao lâu, mình có ôm con vào lòng thật chặt hay chưa hoặc mình có nắm chặt bàn tay nhỏ xíu của con trên đường đi học về, có hỏi han hôm nay con học tập như thế nào trên lớp…? Đó mới là sự quan tâm và khéo léo nắm bắt được tâm lý của con.

Với Mạnh Đạt, sau chuyến đi lần này tôi sẽ tự thay đổi và có cách giáo dục con riêng nhưng nhất điịnh tôi sẽ không “tước đi” quyền làm trẻ của chúng, tôi cũng sẽ không o ép, bắt con phải như những gì tôi mong muốn mà tôi chỉ cố gắng giúp con nhìn nhận và hướng con tự đặt ra mục đích và sẽ hoàn thành tốt nhất có thể. Dĩ nhiên, chúng vẫn sẽ nằm trong tầm kiểm soát và chiếm lĩnh thời gian mà chúng đáng được hưởng, được quan tâm từ cha mẹ.

                Hãy dành thời gian bên con nhiều hơn nữa               

Hãy dành thời gian bên con nhiều hơn nữa

Tôi nghĩ rằng, cốt lõi quan trọng nhất tạo nên hạnh phúc và sự trưởng thành cho trẻ chính là gia đình, là những suy nghĩ, sự cân bằng của những người chính ra và nuôi dạy chúng. Một khi trái tim của bố mẹ còn thấp thỏm, tâm hồn của bố mẹ còn chênh vênh thì khi đó chẳng thể tìm thấy sự lựa chọn nào tốt nhất cho trẻ, trên mọi phương diện chứ không chỉ là một ngôi trường, một môi trường nào đó. Những nhận định này là những kinh nghiệm tôi đã đúc kết sau nhiều lần tìm hiểu tâm lý Mạnh Đạt và tham khảo các trường mầm non, các tâm tư nguyện vọng của cha mẹ, hôm nay thấy con ngủ say sau những giờ học vất vả nên tôi viết những dòng tâm sự này gửi lên trang tin tức Tâm sự Eva, cũng mong muốn những người làm cha mẹ đừng bao giờ đặt gánh nặng trên vai của con mình mà quên đi chúng còn là một đứa trẻ, chúng đáng được yêu thương và cần được yêu thương.

Dung Trần: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội