Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt sau khi tiêm phòng

Hiện nay tình trạng trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng không hiếm gặp. Vậy trong trường hợp này thì các bậc cha mẹ nên xử trí như thế nào?

Vì sao trẻ sơ sinh bị sốt khi tiêm phòng?

Vì sao trẻ sơ sinh bị sốt khi tiêm phòng?

Vì sao trẻ sơ sinh bị sốt khi tiêm phòng?

Tiêm chủng vắc xin là một trong những yếu tố quan trọng để bảo vệ sức khỏe trong độ tuổi con đang lớn. Theo đó, khi tiêm phòng xong có thể xuất hiện các phản ứng sau tiêm nhưng tuyệt đại đa số là những phản ứng bình thường, bố mẹ cũng không nên quá lo lắng khi trẻ sơ sinh bị sốt khi tiêm phòng trong 24h, đau sưng tại chỗ tiêm. Bởi đó là phản ứng bình thường sau tiêm phòng, thực tế khi cơ thể nhìn nhận vắc-xin như một tác nhân lạ và có phản ứng lại để chống nhiễm trùng.

Khi trẻ sốt, cơ thể khó chịu, lại có cảm giác sưng đau ở vết tiêm thì em bé quấy khóc là điều đương nhiên nên không có gì phải lo lắng quá mức. Chính bởi vậy, những phản ứng như sốt nhẹ trong 24 giờ hay đau sưng tại chỗ tiêm cũng không cần xử trí gì. Tuy nhiên, sau khi tiêm xong bé phải được theo dõi sát sao tại cơ sở tiêm 30 phút. Bên cạnh đó, gia đình cũng phải theo dõi bé trong vòng 24h-48h sau tiêm, nếu thấy có những bất thường hay con quấy khóc dai dẳng  thì phải đưa bé đi khám sớm nhất có thể để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt sau khi tiêm phòng

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt sau khi tiêm phòng

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt sau khi tiêm phòng

Thông thường, khi con dưới 1 tuổi chúng sẽ không biết kêu đau ốm như thế nào mà chỉ biết hờn khóc, vì thế cha mẹ cần tinh ý để nhận biết những dấu hiệu bất thường của con. Theo đó, nếu con bị sốt sau khi tiêm phòng thì mẹ có thể giúp trẻ giảm sốt bằng cách:

  • Dành nhiều thời gian ngủ và nghỉ ngơi cho trẻ, giới hạn khoảng thời gian chơi.
  • Giữ bé trong nhà để tránh gió và không khí bụi bặm, tránh tiếp xúc với quá nhiều người lạ và nếu phải đưa bé ra ngoài thì không được quá lâu.
  • Cho bé mặc những bộ quần áo nhẹ, không quá dày.
  • Với những trẻ bú sữa mẹ, hãy cho con dùng sữa thường xuyên hơn vì sữa mẹ có tác dụng hạ sốt, tăng sức đề kháng rất tốt.
  • Kiểm tra nhiệt độ cho trẻ thường xuyên.

Ngoài ra, những trường hợp vắc xin được nhà sản xuất khuyến cáo đau nhiều, sưng nhiều tại chỗ tiêm hoặc sốt, bố mẹ cần phải chườm mát cho con. Nếu trẻ đau sưng nhiều, bố mẹ có thể chườm mát bằng cách lấy chai nước bọc vào khăn chườm cho con. Tuy nhiên các bậc cha mẹ tuyệt đối không được chườm lạnh hoặc can thiệp vào chỗ tiêm như bôi, xoa thuốc bởi khi tiêm phòng vắc xin sẽ kích thích miễn dịch nguyên thủy, tức là tại chỗ tiêm bạch cầu và các tế bào bị giãn mạch ra để miễn dịch và miễn dịch thích nghi, tức là sau khi đưa kháng nguyên vào cơ thể, bạch cầu sẽ bắt giữ kháng nguyên thành lập kháng thể giúp bé phòng được bệnh. Mặt khác mẹ cũng không nên dùng bông sát khuẩn sẽ tiêu diệt mất kháng nguyên, ngăn cản miễn dịch.

Để đảm bảo sức khỏe cho con thì khi thấy chúng xuất hiện các dấu hiệu như sốt khi tiêm phòng từ 39 độ C trở lên, người ốm yếu, sắc mặt nhợt nhạt, bỏ bú, bỏ ăn, khóc liên tục, nôn mửa, đại tiện ra máu, xuất hiện phát ban, co giật thì cần đến các trung tâm Y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguồn: Cao đẳng Y Dược TPHCM


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội