Biến chứng và hậu quả khôn lường khi trẻ bị táo bón

Trẻ em thường gặp chứng táo bón nhưng lại dễ bị các bậc phụ huynh xem nhẹ. Bệnh thường biểu hiện sớm bằng việc trẻ không đi đại tiện thường xuyên hoặc phân khô cứng rất đau.

Biến chứng và hậu quả khôn lường khi trẻ bị táo bón

Biến chứng và hậu quả khôn lường khi trẻ bị táo bón

Việc điều trị táo bón ở trẻ không đúng, tình trạng táo bón kéo dài làm hậu quả của táo bón trẻ em sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Vậy cụ thể thì hậu quả của táo bón ở trẻ em là gì?

Đại tiện máu

Táo bón lâu ngày, phân thường rắn và khô, bề mặt khuôn phân gồ ghề. Khi đi đại tiện gây xước chảy máu. Mức độ chảy máu phụ thuộc vào độ rắn, độ sắc của phân, khoảng thời gian giữa các lần tiếp xúc và độ bền vững của niêm mạc. Ban đầu có thể ở dạng thấy vệt máu trên giấy vệ sinh. Nặng hơn có thể thấy phân lẫn máu. Nặng hơn nữa có thể có máu nhỏ giọt ra theo phân hoặc máu phun thành tia.

Nứt kẽ hậu môn

Đây là tình trạng đau đớn nhất do táo bón gây ra. Phân lâu ngày tích trữ trong đại trực tràng, to dần và rắn chắc. Do khối phân lớn hơn mà độ dãn nở của ống hậu môn hạn chế so với khối phân gây nên nứt kẽ hậu môn. Khi gặp biến chứng này trẻ không chỉ đại tiện máu mà còn rất đau đớn và tạo thành vòng luẩn quẩn sợ hãi.

Đau đớn khi đi ngoài

Đau đớn chính là cảm giác cho trẻ lo sợ mỗi lần đi đại tiện vì bị đau đơn. Chính vì sợ cảm giác đau mà trẻ sợ đi đại tiện và nhịn đi đại tiện ngay cả khi có nhu cầu. Việc nhịn đi đại tiện lâu ngày dẫn đến phân tích tụ khô lại gây táo bón. Vòng tuần hoàn lặp đi lặp lại không có hồi kết.

Trĩ nội, trĩ ngoại

Đây là biến chứng thường gặp ở những người bị táo bón kể cả là trẻ nhỏ. Do tăng áp lực ổ bụng khi rặn gây trĩ. Các búi trĩ căng lên và lâu  dần lại dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu do búi trĩ.

Trĩ nội, trĩ ngoại

Trĩ nội, trĩ ngoại

Tắc ruột

Tình trạng tắc ruột ở trẻ em là do khối phân ứ đọng. Tắc ruột đặc trưng bởi cơn đau bụng liên tục, bụng nổi dấu hiệu rắn bò, không trung tiện được. Đối với trẻ táo bón lâu ngày cha mẹ nên thường xuyên kiểm tra vì tắc ruột là một biến chứng ngoại khoa.

Chứng sợ ăn

Mỗi khi ăn vào lại nghĩ đến việc ăn xong sẽ phải đi vệ sinh mà lại rất đau. Điều này khiến nhiều trẻ bị ám ảnh, sợ ăn. Bên cạnh đó việc ăn vào nhưng không đi đại tiện được thường gây cảm giác đầy chướng bụng. Kết hợp cả 2 nguyên nhân tạo ra chứng sợ ăn ở cả trẻ em và người lớn mắc chứng táo bón gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, chán ăn và gây mất cân bằng dinh dưỡng. Để nuôi con khỏe, bố mẹ cần chú ý đến vấn đề này.

Tăng nguy cơ bị biến chứng ở những trẻ có bệnh lý mạn tính

Ở những trẻ bị hen, bị thoát vị bẹn, thoát vị hoành, việc táo bón thường xuyên khá nguy hiểm. Mỗi lần táo bón, trẻ rặn sẽ tăng áp lực ổ bụng, tăng nguy cơ thoát vị ở trẻ thoát vị bẩm sinh. Thêm vào đó việc rặn khi đi đại tiện khiến nhiều trẻ hẹn bị khởi phát cơn khó thở cấp tính.

Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý đường tiêu hóa

Phần lớn những trẻ bị táo bón thường dễ mắc các bệnh lý đường tiêu hóa như viêm đại tràng, rối loạn nhu động ruột, viêm ruột, rối loạn tiêu hóa… là nguyên nhân gây biếng ăn và tạo thành vòng luẩn quẩn.

Suy kiệt

Việc táo bón ở trẻ em thường xuyên lâu ngày, không được điều trị sẽ dẫn đến việc trẻ lười ăn gây chất dinh dưỡng, gầy còm, suy dinh dưỡng. Việc phân ứ đọng lâu trong cơ thể gây ra tình trạng cơ thể hấp thụ ngược lại chất độc.

Những biến chứng nguy hiểm và hậu quả của táo bón ở trẻ xảy ra từ từ. Các bậc phụ huynh nên lưu tâm đến tình trạng đại tiện của con em mình để tránh những biến chứng đáng tiếc có thể sảy ra. Đối với trẻ bị táo bón cũng nên lưu ý về chế độ ăn cần thêm chất xơ, chế biến món ăn đẹp mắt dễ ăn để trẻ thích thú, cho trẻ uống nước để tránh trẻ bị táo bón lâu ngày gây ra biến chứng nguy hiểm không đáng có.

Nguồn giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội