Tâm sự về bà mẹ học cách nói “không” với con

Chiều chuộng không phải là cách dạy con lý tưởng, đôi khi biết con sẽ thất vọng nhưng Tôi vẫn “nhắm mắt” nói “không” để cho chúng có cơ hội được lớn lên.

Tôi nói “không” và chấp nhận sự phản ứng của con

Tôi nói “không” và chấp nhận sự phản ứng của con

Tôi nói “không” và chấp nhận sự phản ứng của con

Nhiều năm về trước, tôi vẫn tuân thủ theo cách nuôi dạy con theo kiểu gắn kết gần cha mẹ, khuyến khích con ngủ cùng mẹ, kéo dài thời gian cho bú và để con  “điều hành” cuộc sống của tôi. Mọi thứ đều màu hồng và mơ màng cho tới khi tôi trở nên cạn kiệt rồi bị rối loạn khi nuôi dạy con theo cách đó. Tôi thèm một cuộc sống tự do, muốn ra khỏi mà không phải rón rén bò trườn, chỉ mong Bi không nhận ra sự vắng mặt từ tôi. Tôi muốn đáp ứng như cầu của Bi nhưng tôi e ngại rằng: chúng sẽ không thể thoát ra khỏi cái bóng ngủ khi không có tôi. Dần dần, tôi xác định được giá trị của việc tạo thêm nhiều ranh giới, tôi thường xuyên gặp phải những lần khóc dở, mếu dở vì chuyện ăn uống của Bi. Tôi nghĩ rằng mình phải cứng rắn hơn, quyết đoán hơn trước những giọt nước mắt của con. Tôi đã học để coi khóc lóc không chỉ là một phản ứng bình thường mà đôi khi còn có tác dụng chữa bệnh nữa và đặc biệt khiến chúng hiểu rằng chúng là những đứa con đang lớn rồi, không còn nhỏ để vòi vĩnh hay làm nũng mẹ nữa

Tôi không còn cảm thấy việc tốt đẹp nhất cần làm là bảo vệ con khỏi những cảm xúc tiêu cực mà thay vào đó, tôi trao cho con cơ hội để đối diện và tự mình vượt cảm xúc của chính mình. Tôi nói “Không” với con và chấp nhận phản ứng cảm xúc của con bởi vì sự dễ dãi không dành cho một đứa trẻ hạnh phúc hay một mối quan hệ lành mạnh. Từng bị Bi gọi là người mẹ xấu xa nhưng những lúc như thế tôi lại “nhắm mắt”, nước mắt chảy ngược vào trong nhưng bên ngoài tôi vẫn vui vẻ với chúng.

Tôi cho phép con tự quyết định trong giới hạn cho phép

Tôi cho phép con tự quyết định trong giới hạn cho phép

Tôi cho phép con tự quyết định trong giới hạn cho phép

Chia sẻ về cách dạy con của mình trên trang Tâm sự Eva, tôi nhận được rất nhiều sự đồng cảm, đôi khi vẫn phải “nhắm mắt” chịu đựng nhưng vì thương con, muốn con thành tài tôi càng dần phải học cách nói không để con hiểu rằng không phải thứ gì chúng muốn cũng có được mà phải trải qua cả một quá trình cố gắng, rèn luyện. Tôi cho phép Bi đưa ra quyết định nhưng chúng vẫn nằm trong sự kiểm soát. Con không chọn thời gian đi ngủ nhưng sẽ được chọn nghe mẹ đọc 1 hay 2 cuốn sách hay đọc một vài trang báo hữu ích. Bi sẽ không quyết định cả nhà sẽ ăn gì vào bữa tối nhưng Bi có thể chọn mình được ăn bao nhiêu trong khẩu phần ăn đó. Con không quyết định khi nào chúng tôi phải rời khỏi công viên nhưng có thể được chọn nắm tay mẹ hay không. Có thể mọi người cho rằng đó là cách nuôi dạy con kì cục nhưng tôi muốn con nhận ra con không phải là chỉ huy của cả nhà và cả nhà không có nghĩa vụ phải theo con và phục tùng con. Tất cả chỉ dừng lại ở một mức độ cho phép.

Nhiều hôm Bi khóc vì bị tôi từ chối cho xem thêm một bộ phim hoạt hình và nói “không” với việc cho con ăn vặt trước giờ cơm. Tuy nhiên, cho phép con khóc nghĩa là chấp nhận cảm xúc của con. Điều đó với tôi có ý nghĩa hơn cả việc bẻ cong quy tắc hay giả vờ “nhắm mắt” để con được mãi mãi vui vẻ, hạnh phúc.

Cuộc chiến đấu với những cảm xúc tiêu cực của con sẽ là cơ hội để con khôn lớn và học hỏi

Cuộc chiến đấu với những cảm xúc tiêu cực của con sẽ là cơ hội để con khôn lớn và học hỏi

Tôi sẽ tự tạo ranh giới cho Bi

Dạy con là như thế nhưng trong lòng tôi, từ chối con là một điều không vui vẻ, nhiều khi chỉ muốn đáp ứng hết nhu cầu của con nhưng để con thành tài tôi lại tiếp tục cứng rắn và quyết đoán hơn nữa. Tôi tự tạo ranh giới cho Bi, nếu con buồn, con có thể khóc nhưng việc đó con phải thực hiện tại phòng của mình. Khi bình tâm, chúng ta sẽ bàn về việc này và gỡ rối cùng con. Tôi muốn Bi học cách chấp nhận cảm xúc của mình nhưng tôi sẽ không trở thành cái bao cát để con xả giận. Con có thể gắt gỏng, cục cằn nhưng con không được phép nói với mẹ hay người lớn bằng thái độ không coi trọng. Mẹ tôn trọng cảm xúc của con thì con cũng phải học cách tôn trọng cảm xúc của người khác. Giờ đây, tôi cảm thấy thoải mái khi nói “Không” với Bi, bởi vì tôi muốn giao tiếp với con một cách chân thực. Tôi coi trọng sự xác thực hơn so với sự đẹp đẽ, hào nhoáng, xã giao và tôi muốn con học cách tôn trọng chính mình thông qua việc tạo dựng những ranh giới, con sẽ học được sự quan tâm và cách tự tôn trọng mình.

Tôi từng muốn Bi lúc nào cũng vui vẻ, hạnh phúc nhưng giờ tôi biết, cuộc chiến đấu với những cảm xúc tiêu cực của con sẽ là cơ hội để con khôn lớn và học hỏi. Cũng nhờ cách nuôi dạy con theo phương pháp montessori mà tôi có thể học cách mạnh mẽ, học cách từ chối con, học cách “nuốt nước mắt” vào trong để nuôi dạy Bi lên người.

Dung Trần: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội