Những điều quan trọng trong cách dạy con ngoan mà bậc cha mẹ cần phải biết
Con cái trở thành những người thông minh, tốt bụng và dũng cảm là điều mà bố mẹ nào cũng mong muốn. Tuy nhiên, để có được những phẩm chất này ở trẻ không phải tự nhiên có được mà là kết quả từ cách dạy con của bạn.
- Tổng hợp “Bí kíp” nuôi con khỏe mạnh thông minh mẹ nên biết
- Làm sao để trẻ đi mẫu giáo không bị ốm vặt?
- Nuôi con theo phương pháp EASY là gì?
Những điều quan trọng trong cách dạy con ngoan mà bậc cha mẹ cần phải biết
Bố mẹ là người chịu trách nhiệm chính đối với tương lai của trẻ bởi cách dạy con của bố mẹ là chìa khóa giúp trẻ gặt hái thành công trong tương lai. Cùng các giảng viên Cao đẳng Hộ sinh TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur xem xét 10 điều bạn nên dạy trẻ trước khi con 10 tuổi. Những điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho bé trong việc trở thành một con người thông minh, trung thực, tốt bụng và dũng cảm.
1. Dạy con biết tôn trọng môi trường
Bạn có thường xuyên phàn nàn về việc nhà cửa bừa bộn, bẩn thỉu, những chậu hoa cây cảnh bạn để trong nhà héo rũ hay bị trẻ bẻ không thương tiếc? Việc dạy trẻ về thái độ tôn trọng tự nhiên phải bắt đầu ngay từ chính ngôi nhà của bạn. Hãy bắt đầu với chính mình bằng việc dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, dạy trẻ biết cách chăm sóc những chậu hoa cây cảnh. Đừng quên dạy trẻ làm việc nhà, bỏ rác đúng chỗ, không giẫm đạp lên cây cỏ ở công viên, không hái hoa bẻ cành…Bạn có biết việc có thái độ tôn trọng đối với tự nhiên giúp con sống lành mạnh và có chuẩn mực hơn? Bạn có thể tham khảo bài viết Mách bạn việc nhà phù hợp cho bé yêu ở từng độ tuổi để biết cách dạy con phù hợp.
2. Dạy trẻ biết từ chối đúng lúc, đúng chuyện
Dạy trẻ biết từ chối đúng lúc, đúng chuyện
Với đa số người Việt Nam, chuyện trẻ từ chối khi người lớn sai bảo hay yêu cầu làm một điều gì đó thường bị đánh đồng với việc không nghe lời, khó bảo, thậm chí là hỗn láo. Song bạn có thấy những đứa trẻ luôn luôn vâng lời khi lớn lên thường không phải là những người giỏi và ít gặt hái thành công.
Thế nên, việc dạy trẻ biết nói “Không” đúng lúc, đúng chuyện với giáo viên, người lớn, thậm chí với chính người thân là… chìa khóa để con biết đưa ra lời từ chối với những yêu cầu vượt quá sức mình hoặc phi lý. Ngoài ra, việc biết nói “Không” đúng lúc, đúng chuyện còn giúp con tránh được các mối nguy hiểm trước những lời dụ dỗ của kẻ xấu hay lời khích bác của bạn bè.
Một đứa trẻ có cá tính mạnh mẽ là đứa trẻ không phải lúc nào cũng tuân theo bất kỳ mệnh lệnh hay yêu cầu nào của người lớn. Trẻ biết nói “Không” đúng lúc, đúng chuyện, đúng thời điểm sẽ rất có ích trong cuộc sống sau này của con.
3. Dạy con biết đặt câu hỏi
Ông bà ta có câu: “Không biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”. Do đó, hãy giải thích cho con hiểu việc đặt câu hỏi với mọi người là chuyện hết sức bình thường. Nếu trẻ nghe điều gì đó mà không hiểu hãy hỏi, đừng giả vờ rằng mình đã biết. Đây là kiểu giấu dốt và điều này không hề giúp con tiến bộ hơn.
Hãy khuyến khích con mạnh dạn đưa ra câu hỏi khi con nghe không rõ, không hiểu… để nhận được lời giải thích cặn kẽ rõ ràng nhất. Hãy dạy con điều này trước khi bé 10 tuổi bởi thời thơ ấu là khoảng thời gian tốt nhất để trẻ biết được điều này.
Ngoài ra, bạn có thể trao đổi với giáo viên của con về việc bạn đang dạy con cách đưa ra câu hỏi khi không hiểu vấn đề. Chúng tôi tin rằng khi biết chuyện, các giáo viên có thể hỗ trợ rất tốt cho bạn trong việc này.
Dạy con biết đặt câu hỏi
4. Thông báo cho giáo viên biết nếu con cảm thấy không khỏe
Trẻ con không nên ngại nói về các vấn đề sức khỏe mà mình đang gặp phải, nhất là với giáo viên thể dục hay giám thị. Thực tế là sức khỏe của trẻ quan trọng hơn điểm số hay thành tích của một buổi biểu diễn nào đó nhiều lần. Đừng vị sợ giáo viên tức giận hay bắt phạt mà không dám nói khi con thực sự mệt mỏi.
Hãy dạy trẻ điều này để tránh tình trạng con bị bệnh nhưng vẫn cố sức tập luyện trong giờ thể dục hay khi phải ngồi dưới trời nắng nóng trong buổi chào cờ… Nếu bé bị bệnh nhưng vẫn cố sức làm những việc này có thể khiến tình trạng sức khỏe của bé tồi tệ hơn.
5. Dạy con biết đứng lên bảo vệ chính mình
Bạn có để ý thấy chúng ta thường có xu hướng thể hiện sự tôn trọng đối với giáo viên hoặc người khác hơn là tôn trọng một đứa trẻ. Đây có thể là một lý do giải thích cho việc vì sao trẻ không dám đứng lên bảo vệ chính mình trước một người nào đó hay một vấn đề nào đó.
Hãy nói cho con bạn hiểu sự tôn trọng là quan trọng, nhưng việc đứng lên bảo vệ quan điểm của chính mình hay bản thân cũng là điều hết sức cần thiết. Đừng vì sợ hãi mà không dám nói lên tiếng nói của mình. Ngoài ra, bạn cũng nên dạy trẻ biết cách bảo vệ người khác. Điều này giúp con trở thành một người dũng cảm đúng nghĩa trong mắt bạn bè.
6. Không làm điều ngu ngốc vì sự khích bác của bất kỳ ai
Trẻ nhỏ thường nghĩ rằng sự nể trọng hay được bạn bè biết đến là rất quan trọng nên chúng thường cố hết sức để có được nó, bất chấp cả chuyện làm một việc gì đó vì những lời khích bác ngu ngốc của đám bạn. Hãy cho con bạn thấy rằng việc trở thành một người trung thực, được tôn trọng mới thực sự có giá trị so với việc được chúng bạn chấp nhận. Đừng vì những lời khích bác của bạn bè mà làm những việc ngu ngốc.
7. Giúp con hiểu kiến thức quan trọng hơn điểm số
Giúp con hiểu kiến thức quan trọng hơn điểm số
Bạn nổi giận với con và trách phạt bé khi điểm số học tập của con không được như kỳ vọng của bạn? Bạn có thất vọng khi con bạn không thông minh bằng con nhà hàng xóm và bạn bè trong lớp? Bạn đầu tư tiền bạc để con đi học thêm nhưng kết quả mà bé đạt được không làm cho bạn thỏa mãn? Bạn có thấy rằng sự tức giận hay nỗi thất vọng của bạn đối với con là có gì đó không đúng hay không?
Thực tế đã chứng minh một đứa trẻ luôn đạt điểm tốt không hẳn sẽ gặt hái thành công trong cuộc sống sau này. Bạn có chút không hài lòng hoặc ngờ vực khi chúng tôi nói về điều này phải không? Hãy dành một chút thời gian để nhớ về những người bạn của bạn. Đó có thể là những người bạn học cấp 1, cấp 2, cấp 3 hay bạn ở bậc đại học đều được. Bạn có nhận thấy đa phần những đứa bạn học giỏi, luôn vâng lời thầy cô thì cuộc sống và sự nghiệp của họ thường có vẻ lẹt đẹt và an phận theo kiểu “sáng cắp ô đi, tối cắp về”. Trong khi đó, những đứa bạn có vẻ cá biệt, những đứa bạn không nằm trong top thì hiện nay lại có đời sống rất tốt, sự nghiệp rất thành công không?
Vậy bạn ở trong nhóm nào và bạn muốn con bạn sau này nằm trong nhóm người nào? Điều này tùy thuộc vào cách dạy con của bạn. Thế nên đừng nhìn vào những điểm số mà con đạt được, hãy nhìn vào năng lực của con, tố chất của con… từ đó tìm ra cách dạy con hiệu quả.
8. Cha mẹ cũng chính là bạn bè, trẻ hãy nhờ giúp đỡ khi cần thiết
Đối với một số người, việc trở thành bạn bè của con không phải là việc dễ dàng, nhất là khi bạn có nhiều việc phải làm, nhiều mối quan hệ phải quan tâm. Hãy chứng minh cho con thấy bạn là một người bạn đáng tin cậy của trẻ, tránh tối đa việc la mắng trẻ, không cao giọng giảng giải khi bé mắc lỗi. Hãy dành thời gian lắng nghe, trò chuyện, chơi đùa cùng con. Điều này không chỉ giúp bạn hiểu con hơn, từ đó có cách dạy con phù hợp mà còn giúp gắn kết tình cảm gia đình.
9. Dạy con biết tôn trọng mọi người
Dạy con biết tôn trọng mọi người
Tôn trọng người khác là một thái độ quan trọng mà con bạn nên có, bao gồm cả sự tôn trọng đối với bạn bè cùng độ tuổi và không phân biệt giới tính. Bạn nên dạy con ngoan về thái độ tôn trọng, lễ phép với mọi người bằng chính việc làm của mình. Trẻ sẽ nhìn vào bạn và học hỏi. Đây là cách dạy trẻ hiệu quả nhất.
10. Dạy con không sợ phạm sai lầm
Bạn có nhận thấy việc học hỏi kinh nghiệm từ những sai lầm của một người nào đó là một khả năng hiếm có. Điều đó không phải ai cũng có được nên con bạn không phải là trường hợp ngoại lệ. Do đó, con có quyền mắc lỗi để trưởng thành khi học hỏi kinh nghiệm từ chính những sai lầm của bản thân. Đừng trách phạt con khi bé mắc lỗi, hãy chỉ ra những sai lầm mà bé có thể tránh… Điều này sẽ rất hữu ích cho con.
Hy vọng những chia sẻ Những điều quan trọng trong cách dạy con ngoan mà bậc cha mẹ cần phải biết ở trên đã đem đến cho các bậc phụ huynh nhưng điều hữu ích trong việc dạy con.