Nỗi đau làm mẹ Việt, mấy người thấu hiểu?

Nếu làm mẹ đã vất vả thì làm mẹ tại Việt Nam càng khổ hơn khi không đẻ được bị coi là “điếc”, “nhìn không giống ai” trong khi chính bản thân họ là Dược sĩ giỏi.

             Nỗi đau làm mẹ Việt, mấy người thấu hiểu?

  Nỗi đau làm mẹ Việt, mấy người thấu hiểu?

Nỗi đau làm mẹ Việt, mấy người thấu hiểu?

Hôm nay, lòng lại nặng trĩu nhìn đứa con đang lớn mà nước mắt tôi nhắm mắt chịu đựng. Nếu người ta hỏi làm mẹ ở đâu là khổ nhất? chắc câu trả lời nhiều nhất là làm mẹ tại Việt Nam. Tốt nghiệp thủ khoa ngành Dược học tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur danh tiếng nhưng vì đi theo tiếng gọi của tình yêu, tôi đã bỏ dở dang bao nhiêu ước mơ, dự định hoài bão về công tác nghiên cứu dược liệu tại nước ngoài để an phận về làm bệnh viện lớn tại Hà Nội và mở quầy thuốc, có thêm thời gian chăm sóc gia đình. Sự hi sinh lớn lao là như thế nhưng chẳng mấy người thấu hiểu, tôi sợ sự phán xét, những lời nói “cay độc” mà không nghĩ  mọi người có thể nói ra. Hồi đó, vì công việc là trưởng khoa Dược, áp lực lớn nên tôi có ý định sinh con sau Tết, mới chỉ có 2 tháng chưa mang thai mà hàng xóm, bố mẹ chồng đã nói: học y dược mà bị “điếc” à! Tôi thẫn thờ người, tôi vẫn nghe được và có có bị điếc tai đâu? Sau này tôi mới hiểu người ta cho rằng tôi không thể sinh con. Than ôi! Miệng đời sao lại cay độc với một cô Dược sĩ như thế.

Mặc những lời cay độc, khi công việc ổn định tôi và chồng quyết định sinh con, với tôi sinh ra một đứa trẻ là một sự diệu kỳ, hơn ai hết tôi muốn con được hưởng những điều tốt đẹp nhất từ cha mẹ và ông bà. Tôi tự nhận thấy bé Đậu Đậu có đôi mắt tròn của bà ngoại, khuôn miệng nhỏ của dì Út, vậy mà ông bà nội luôn dè bỉu: nhìn nó chẳng giống ai, cứ như một cục thịt. Chưa kể những lần Đậu Đậu bị sốt, tụt cân thì người ta cho rằng: mẹ đã không biết kiêng, không ăn thực phẩm lành mạnh hay kinh dị hơn là ăn ở không tốt. Than ôi! tôi thấy sợ vì những lời cay độc hàng xóm có thể thốt ra. Đậu là máu mủ, là khúc ruột tôi sinh ra, chí ít tôi cũng là một Dược sĩ, cũng sẽ biết cái gì tốt nhất cho con, cũng có kinh nghiệm chăm sóc con hay phải làm gì để con khỏe mạnh nhưng có che chở đến đâu cũng sẽ có lúc chúng phải va vấp với nắng gió và gặp những cơn sốt nhẹ. Đó là những bệnh lý không thể coi nhẹ nhưng cũng không cần phán xét cay độc về một người mẹ đang nuôi con như thế. Xót xa lắm! Người ta mà, chẳng trách nhiệm, chẳng tình thương, chẳng thân quen, họ nói gì chẳng được. Mình nghe hay không tùy mình, phớt lờ sao chẳng được.

                  Nuôi con tốt, xấu thế nào cũng có tội

Nuôi con tốt, xấu thế nào cũng có tội

Cái đáng sợ là người thân, người nhà, vì thân thương quá nên thành ra xét nét, phỉ báng những người mẹ đang nuôi con nhỏ. Không chỉ dừng lại câu chuyện của tôi, mà cô bạn đồng nghiệp cũng luôn bị mọi người dè bỉu: trẻ sơ sinh còi thì mẹ bị nói là sữa nóng, ăn dặm còi, mẹ bị nói là không biết chăm con. Trẻ bỏ ăn, mẹ bị chê là nấu dở. Cho dù chúng tốt hay xấu thế nào cũng bị miệng đời đem ra phán xét một cách cách cay độc về người mẹ không biết chăm con. Thử hỏi phải đến bao giờ phụ nữ mới có quyền bình đẳng, bao giờ người hết hôi mùi sữa để váy áo lượt là đi làm như cánh mày râu, họ cũng đi làm, cũng kiếm tiền, vậy thì tại sao họ không có quyền bình đẳng như thế?

Nước mắt chảy ngược vào trong

So với nhiều người khác, tôi có cuộc sống hôn nhân khá êm đềm, hạnh phúc, kinh tế dư dả vì ngoài trưởng khoa Dược, tôi còn mở thêm một quầy thuốc kinh doanh tại nhà. Nhưng chính tôi vẫn luôn bị mọi người nói không kiếm ra tiền, không biết nuôi con. Tại sao không có ai bao dung người phụ nữ? Con còi vì lười ti, lười ăn. Con bỏ ăn không phải vì mẹ nấu dở mà con tự nhiên hôm nay chán món đó rồi. Người ta lớn, người ta” đu bàn đứng dậy sáng lòa”, rồi bước đi hiên ngang, đó là cái quyền của người ta, sao ba mẹ lại ép ngồi. Tại sao cái gì cũng là lỗi của người mẹ? tôi không hỏi sao không đổ lỗi cho ba nó nhưng có mấy người hiểu được trong 6 tháng đầu đời, người mẹ dành gần như 22/24h cho con, 2h còn lại hoặc dọn dẹp nhà, cho mình một bữa ăn hay ưỡn ẹo vặn người cho đỡ đau lưng. Nhưng dường như sự tận tụy ấy là chưa đủ, nếu chẳng may chăm con, chúng bị ốm đau hay u đầu trách nhiệm vẫn chỉ là người phụ nữ không biết chăm con nhưng chẳng ai có thể hiểu được lương tâm của người mẹ vấn đang dấy lên day dứt. Áp lực của người lớn tuổi giống như túi ép chân không, còn tôi thì bị nhốt trong đó tới ngạt thở, mệt mỏi quên cả tình thương chỉ còn nhớ trách nhiệm.

Nước mắt chịu đựng vì nuôi con nhỏ nhưng mấy người thấu được

Nước mắt chịu đựng vì nuôi con nhỏ nhưng mấy người thấu được

Nhiều câu chuyện chia sẻ trên trang tâm sự Eva, có nhiều người mẹ còn mắc bệnh trầm cảm, áy náy vì thấy mình chăm con chưa tốt, luôn tìm hiểu để  có cách nuôi con đúng đắn nhất, luôn lo lắng cuống cuồng trước những triệu chứng nhỏ nhặt, luôn khóc trước cả con khi thấy con vấp té, luôn thương con hết mình và hơn bản thân hiện tại. Vậy tại sao lại phán xét người mẹ không chăm con, không thương con, ăn ở không tốt như thế. Thử hỏi đến bao giờ người phụ nữ mới thôi khổ, thôi bị dè bỉu,…

Có khó không khi nói những lời động viên? Có khó không khi giảm bớt những phán xét? Người mẹ, họ chỉ muốn thương con, chăm con bằng hết tình yêu thương của mình, vì vậy nếu không thể giúp thì xin đừng đừng đổ thêm cho họ những áp lực.

Dung Trần: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội