Những mũi vắc xin quan trọng cho trẻ trước 12 tháng tuổi

Để con yêu phát triển khỏe mạnh, có một sức khỏe toàn diện, ngoài việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng, mẹ cũng cần chủ động tiêm ngừa vắc xin để con phòng tránh các căn bệnh nguy hiểm.

Tiêm chủng cho trẻ sơ sinh

Lợi ích của việc tiêm chủng cho trẻ

Trẻ sơ sinh hay mắc bệnh là do hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh, để phòng ngừa và đảm bảo sức khỏe cho con thì tiêm phòng chính là giải pháp hữu hiệu nhất.

Tiêm chủng là đưa một lượng vacxin vừa đủ, tức đưa kháng nguyên của vi-rút hoặc vi khuẩn gây bệnh vào cơ thể chưa từng bị nhiễm bệnh, để kích thích hệ miễn dịch của trẻ sản xuất kháng thể. Lúc này, kháng thể có 2 nhiệm vụ: tiêu diệt vi-rút, vi khuẩn đó và tồn tại trong máu một thời gian dài để bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh trong những lần xâm nhập sau. Tiêm phòng giúp trẻ tăng sức đề kháng chống lại các bệnh truyền nhiễm hoặc một số bệnh nguy hiểm. Chi phí dành cho chủng ngừa thấp hơn rất nhiều lần so với chi phí điều trị và chăm sóc y tế nếu trẻ bị mắc bệnh. Vì vậy để có thể nuôi con khỏe mạnh cha mẹ và người thân cần cho trẻ đi tiêm phòng đủ và đúng lịch theo hướng dẫn của bác sĩ.

Việc tiêm chủng cần thực hiện đầy đủ và đúng lịch

Những mũi tiêm và vấn đề cha mẹ cần lưu ý khi cho trẻ tiêm chủng

Theo khuyến cáo của các đơn vị và tổ chức y tế thì trẻ sơ sinh cần được chủ động tiêm chủng những loại vacxin như: Viêm gan B, bệnh lao, bệnh bạch hầu, bệnh ho gà, bệnh uốn ván, sởi…. Tuy nhiên những vấn đề cha mẹ cần đặc biệt biệt lưu ý khi tiêm chủng cho trẻ gồm:

  • Trước tiêm: Vệ sinh thân thể sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Nói rõ với bác sĩ về tình trạng bệnh lý, sử dụng thuốc hay tiền sử dị ứng bé. Mang theo sổ tiêm hoặc cung cấp đầy đủ thông tin các mũi tiêm trước của bé để bác sĩ chỉ định phác đồ tiêm mũi tiếp theo. Khám sàng lọc trước tiêm để đảm bảo bé đủ tiêu chuẩn tiêm chủng.
  • Sau tiêm: bé cần được ở lại địa điểm tiêm chủng 30 phút để theo dõi phản ứng sau tiêm. Phụ huynh lưu ý chăm sóc và theo dõi bé tại nhà ít nhất 24 – 48h sau tiêm. Đo nhiệt độ để theo dõi thân nhiệt bé thường xuyên, nếu bé sốt trên 38 độ, mẹ cho bé uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của nhân viên y tế, lau mát vùng nách, bẹn, cổ để hạ sốt. Thông báo ngay với điều dưỡng nếu phát hiện bé có dấu hiệu như quấy khóc liên tục, phát ban sưng đỏ, khó thở, tím tái…Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như: sốt cao, quấy khóc kéo dài, co giật, bỏ bú, khó thở, tím tái… các bà mẹ cần đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế để được chăm sóc để tránh mắc các bệnh của con.

Để đảm bảo sức khỏe cho con được tốt nhất các bậc cha mẹ nên trang bị cho mình hành trang kiến thức về tiêm chủng an toàn, chọn cho mình trung tâm tiêm chủng tin cậy để đảm bảo bé yêu được bảo vệ toàn diện và hiệu quả để phát triển khỏe mạnh.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội