Những điều có thể bạn chưa biết về trẻ sơ sinh

Bé có khả năng làm nhiều thứ bằng cách đưa ra những tín hiệu về nhu cầu của mình. Vì thế bạn cần tìm hiểu những dấu mốc phát triển ở trẻ để trở thành người mẹ tốt.

Những điều có thể bạn chưa biết về trẻ sơ sinh

Những điều có thể bạn chưa biết về trẻ sơ sinh

Qua những chia sẻ với bác sĩ Nguyễn Hữu Định giảng viên Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur sẽ giúp các mẹ hiểu rõ về các mốc phát triển của trẻ sơ sinh.

Những nhu cầu quan trọng đối với bé sơ sinh

Ngay từ bây giờ, nhu cầu chính của bé là ăn, ngủ và được dỗ dành. Bé dần hiểu được rằng, thế giới này là một nơi có thể đáp ứng đươc những nhu cầu của mình. Bé sơ sinh, giống hệt như người lớn, có những tính cách riêng biệt. Một số bé ăn và ngủ nhiều hơn một số bé khác dù ở cùng một độ tuổi. Tốt  nhất, bạn nên thích nghi với thời gian biểu của bé vì bé vẫn cần được ăn thường xuyên trong suốt 24 giờ. Thật dễ hiểu khi bạn bắt đầu kiệt sức và tự hỏi liệu rằng mình còn chút thời gian riêng tư nào không. Bạn cứ yên tâm bạn sẽ có nhưng hiện giờ cần phải tập trung hơn vào việc đáp ứng những nhu cầu thay đổi liên tục của bé.

  • Bé sơ sinh chưa biết chơi nhưng lại rất thích khám phá thế giới bằng mắt, tai và cơ thể của mình.Các bạn nên dành thời gian trò chuyện cùng nhau khi bé muốn. Bé vốn đã biết giọng nói của bạn từ lúc còn nằm trong bụng mẹ, vì vậy nghe thấy giọng nói của cả bố và mẹ sẽ khiến bé cảm thấy thoải mái hơn.
  • Bé có tầm nhìn tốt trong khoảng 25cm – gần bằng khoảng cách từ cánh tay tới khuôn mặt bạn. Nên nhìn trìu mến khi bế bé trên tay và bé cũng sẽ quan sát bạn khi được ôm ấp, nói chuyện và hát ru.
  • Tốt nhất nên đặt bé nằm ngửa khi ngủ. Tránh mặc quá nhiều quần áo hay điều chỉnh nhiệt độ phòng quá cao. Cất tất cả đồ dùng nhiều lông (như gấu bông, gối lông vũ) ra khỏi nơi bé ngủ.
  • Nên hạn chế những khách viếng thăm không cần thiết và cũng đừng quá bận tâm đến các công việc nhà.

Những nhu cầu quan trọng đối với bé sơ sinh

Những nhu cầu quan trọng đối với bé sơ sinh

Khi bé được 3 tuần tuổi

Khi được 3 tuần, bạn đã có thể hình dung được thời gian biểu sinh hoạt của bé và sẽ ngạc nhiên khi có thể đoán được bé cần gì. Vào thời điểm này, bé đã có thể:

  • Ngủ ít lại, thậm chí thức liên tục trong vòng một giờ đồng hồ. Bạn sẽ nhận thấy bé đang dần làm quen với khuôn mặt bạn, quan sát mỗi khi bạn nói và im lặng mỗi khi nghe thấy giọng của bạn.
  • Tạo ra những âm thanh nhỏ để biểu hiện cảm giác phấn khởi được trò chuyện cùng bạn. Những tiếng “ê a” này là khởi nguồn của ngôn ngữ và bạn nên nhớ trả lời bé hệt như hai người đang đối thoại vậy.
  • Bé thường hay quấy khóc vào cuối ngày. Có vẻ như đây không phải là một bước tiến của bé nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại. Khi hệ thần kinh hoàn thiện hơn, bé sẽ cần phải thể hiện sự phấn khích của mình khi cảm nhận được sự thú vị của thế giới xung quanh.
  • Bé có thể kiểm soát được phần đầu của mình tốt hơn. Mặc dù không có vẻ yếu ớt như trước, bé vẫn cần bạn hỗ trợ nhiều khi được bế trên tay. Bé đã có thể nhấc đầu lên khi nằm sấp nhưng vẫn cần được đặt nằm thẳng lưng khi ngủ.
  • Bé đã có thể dùng mắt để quan sát và tìm hiểu về thế giới xung quanh.
  • Bé ngủ từ 3 đến 4 giờ mỗi lần. Nếu bé ngủ nhiều hơn, bạn nên đánh thức bé dậy để cho ăn.

Khi bé được 3 tuần tuổi

Khi bé được 3 tuần tuổi

Khi bé được 2 tháng tuổi

Khi con đang lớn bạn cần chú ý:

Thời gian biểu ăn và ngủ của bé đã dần trở nên ổn định hơn. Bé dần làm quen với việc nằm nôi. Bé sẽ dùng nụ cười để thể hiện hành động của mình, trò chuyện và vui mừng khi nhìn thấy bạn.

  • Bé chăm chú theo dõi bạn và những người bé thích, đặc biệt lúc trước và sau khi ăn.
  • Bé điều khiển được phần đầu tốt hơn, miễn là bé được giữ yên trên tay. Thời điểm này bé thích được bế trên vai hoặc ngồi thẳng với phần nách được đỡ lên.
  • Bé bắt đầu chống tay và ngẩng đầu lên khi được đặt nằm sấp. Nên thường xuyên đặt bé ở tư thế này để bé được luyện tập phần cổ và vai.
  • Bé đột ngột lăn người từ sấp sang ngửa.Tự duỗi thẳng người và mở bàn tay nhiều hơn. Bé vô tình nắm được bàn tay còn lại của mình và tự cảm nhận chúng. Các món đồ chơi cũng dần trở thành một phần cuộc sống của bé.
  • Bé sẽ quấy khóc nhiều hơn vào cuối ngày và có thể khiến bạn bị căng thẳng. Bạn nên nhờ chồng hoặc một ai đó tin tưởng để giúp đỡ bạn. Địu bé ngay cả khi bé không quấy cũng giúp giảm bớt thời lượng bé quấy khóc. Giai đoạn này cũng là lúc thích hợp để quan sát màu mắt thực sự của bé.
  • Ngoài ra, bé rất bụ bẫm khi được hai tháng tuổi, thậm chí còn có ngấn ở cổ hoặc đùi. Đây là dấu hiệu cho thấy bé đang được nuôi dưỡng tốt. Bạn cũng nên chuẩn bị sẵn sàng để đưa bé đi khám định kỳ tại phòng khám nhé.

Nguồn giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội