Những điều cần kiêng kỵ trong ngày Tết Nguyên Đán
Chỉ còn chưa đầy 10 ngày nữa là đến tết nguyên đán Mậu Tuất năm 2018. Theo phong tục tại nước ta, nếu muốn một năm mới đầy may mắn, hạnh phúc thì cần phải chú ý những điều kiêng kỵ trong ngày đầu năm dưới đây!
- Hình thành kỹ năng tham gia giao thông cho trẻ mầm non
- Mẹ Việt nên học người Nhật cách giáo dục trẻ sơ sinh
- Một số phương pháp giáo dục trẻ thông minh sớm hiện nay
Những điều kiêng kỵ dịp tên
Kiêng quét nhà vào ngày mùng một
Ngày mùng 1, ngày đầu tiên của năm, hầu hết mọi gia đình đều mở cửa đón tài lộc, may mắn vào nhà, do đó mọi gia đình đều kiêng kỵ quét nhà vào ngày đầu tiên của năm vì cho rằng nếu quét nhà là sẽ hất tài lộc ra khỏi cửa. Chính vì điều đó mà tất cả các gia đình đều chuẩn bị quét dọn nhà cửa sạch sẽ, gòn gàng vào ngày trước tết.
Bên cạnh đó, mọi người cũng cần phải lưu ý kiêng kỵ việc đổ bỏ rác vào ngày mùng 1, việc đổ rác vào ngày đầu tiên của năm cũng giống với việc quét nhà, sẽ mất hết tài lộc trong năm đó.
Không cho lửa, cho nước đầu năm
Lửa tượng chưng cho sự đỏ, may mắn, nước tượng chưng cho sự sinh sôi, may mắn, mát lành nếu cho đi vào ngày đầu năm sẽ coi như là cho đi sự may mắn, nguồn tài lộc, công năng của gia đình, khiến cho cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều xui rủi như làm ăn thua lỗ, trong nhà lủng củng, ra đường hay gặp tai vạ. Vì vậy việc xin nước, xin lửa vào dịp đầu năm cần phải tránh.
Kiêng kỵ buồn bực
Trong ngày Tết nếu ai khóc, buồn bã và bực tức thì cả năm sẽ phải khóc, có nhiều chuyện buồn, lo lắng, suy nghĩ. Vì thế người ta kiêng kỵ điều này để tránh gặp phải xui xẻo cả năm. Do đó, nếu bất đắc dĩ phải rơi vào hoàn cảnh không vui, chúng ta nên cố gắng kìm chế để hưởng thụ một năm mới trọn vẹn niềm vui bên người thân, bạn bè, gia đình.
Kiêng nhắc tới chuyện xui xẻo
Những phát ngôn đầu năm sẽ có ảnh hưởng đến những chuyện sẽ xảy ra trong năm. Vì vậy, bạn đừng nên nói những từ xui xẻo như “Chết mất” hay ” Tiêu rồi”,”Hỏng rồi”.
Đó là những từ không may mắn, thay vào đó bạn nên nói chuyện với mọi người bằng những từ ngữ dễ chịu, vui vẻ, và những câu mang lại may mắn không chỉ cho bản thân mà cho cả người xung quanh mình.
Kiêng đi chúc tết vào sáng mồng một
Người việt thường rất quan trọng vào việc người xông đất đầu năm, nó ảnh hưởng đến cả gia đình trong năm đó, vì vậy mà nhiều gia đình con đi xem tuổi phù hợp để mời người đó sang xông nhà vào sáng mùng 1. Cũng chính vì điều đó mà mọi người thường tránh việc đi chúc Tết vào sáng ngày đầu năm mà thường chỉ đi thăm họ hàng, người thân trong gia đình. Nếu nhà có trẻ nhỏ thì cha mẹ cũng nên dạy con ngoãn ngoãn tránh việc trẻ chạy sang nhà hàng xóm để chơi, điều này sẽ khiến gia đình người hàng xóm không vui.
Kiêng kỵ đổ vỡ
Làm rơi vỡ đồ đạc trong nhà như bát đĩa, ấm chén, gương trong những ngày đầu năm báo hiệu cho sự chia lìa, đổ vỡ nên điều này được người dân ta hết sức kiêng kỵ.
Kiêng đổ vỡ đổ đạc dịp tết
Kiêng vay mượn đầu năm
Việc cho vay hay đi đòi nợ đầu năm là điều hết sức kiêng kỵ, vì theo quan niệm, nếu đi vay thì cả năm sẽ túng thiếu cùng quẫn còn cho vay thì tiền bạc phân tán, không được may mắn, phát đạt.
Không mặc quần áo trắng – đen
Màu trắng đen theo người dân Việt Nam là màu tượng chưng cho sự tang tóc, cho nên vào ngày Tết thường tránh mặc quần áo nhiều màu đen hoặc trắng. Những ngày Tết, mọi người thường mặc quần áo nhiều màu sắc, tươi trẻ để mong muốn một năm mới may mắn, vui vẻ.
Kiêng kỵ mai táng
Ngày đầu tiên của năm là một ngày vui của tất cả mọi người, có ý nghĩa rất thiêng liêng mở đầu cho một vận hội mới của đất trời, của con người và cả dân tộc. Cho nên nếu nhà nào đang phải chịu tang thì sẽ được cất khăn tang trong 3 ngày, nếu có người trong gia đình mất đúng vào ngày mùng một thì gia đình sẽ không phát tang ngay mà sẽ để sang ngày mồng Hai mới bắt đầu nghi lễ, nếu có người mất vào ngày 30 thì gia đình sẽ thực hiện tang lễ ngay trong ngày để tránh ngày mồng một, bên cạnh đó nếu gia đình đang có tang thì mọi người nên tránh đi chúc tết, thăm hỏi người khác, vì sẽ mang lại đen đủi, đau thương cho họ.
Kiêng trượt chân, vấp ngã
Trẻ con, thanh niên thường được người có tuổi dặn dò phải đi đứng cẩn thận, ngay ngắn trong ngày Tết, tránh trượt chân, vấp ngã vì như vậy sẽ bị mất dông cả năm. Trượt chân hay vấp ngã tượng trưng cho sự xui xẻo, trục trặc trong cuộc sống.
Kiêng vỗ vai, quàng vai người khác
Hành động thân mật, bỗ bã này nếu được bạn thực hiện trong những ngày đầu năm mới thì rất có thể gây ra sự khó chịu, thậm chí phản ứng tiêu cực. Nhiều người cho rằng khi bị người khác vỗ vai, quàng vai vào dịp Tết, họ sẽ bị xui xẻo, gặp chuyện buồn về tình duyên hay hạnh phúc gia đình.
Thật ra ngay cả trong những ngày bình thường, nhiều người Việt đương đại cũng tránh tối đa việc bị người khác vỗ vai hay quàng vai.
Kiêng ăn thịt chó, thịt mèo, mực vào ngày đầu năm
Ngày đầu năm, người Việt không ăn những món như thịt vịt, cá mè, thịt chó, trái chuối vì theo quan niệm đó là những món ăn không tốt cho năm mới. Ngoài ra, một số vùng không ăn tôm vì sợ… đi giật lùi như tôm. Nếu ăn trong ngày Tết, công việc sang năm sẽ lùi chứ không thể tiến tới.
Tuy nhiên điều này cũng tùy thuộc vào quan niệm của từng vùng miền, người miền Trung thì kiêng ăn trứng vịt lộn, cá mè vì sợ đen đủi. Kiêng ăn đu đủ vì nghe như “thù đủ”.
Người miền Nam thì kiêng ăn ăn tôm, ăn cua vì sợ công việc không suôn sẻ, con cái khó dạy bảo.
Ở miền bắc ngoài việc kiêng ăn thịt chó, thịt mèo, mực… thì còn kiêng cả ăn đuôi cá để luôn có dư thừa, tích lũy của cải trong năm mới, chứ không chỉ đủ ăn đủ mặc.
Kiêng mua đồ xui
Dân gian có câu “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”, mua gì đầu năm cũng là một việc rất quan trọng bởi nó là món hàng đầu tiên gia chủ mang về nhà. Món hàng mua đầu năm được coi là mua để lấy hên, lấy lộc, bởi “của mua là của được”. Món hàng này mang nhiều ý nghĩa tâm linh hơn thực dụng. Đầu năm kiêng mua dao, thớt, chày, cối… Người ta hay mua muối ngay sáng sớm mùng Một với hàm ý cả năm đậm đà, ý vị.
Kiêng việc ngủ nướng
Ngày Tết, ai nấy thường đi chơi nhiều dẫn đến việc ngủ vùi, dậy muộn tuy nhiên kỵ khách khứa gặp mình trong phòng ngủ, nhất là ngồi lên giường của nhà vì nó dẫn tới việc phải thức khuya, bị mất các bí mật phòng the hay bất hòa, đổ vỡ hạnh phúc, hôn nhân… Cũng kỵ việc ngủ nướng vào Tết khiến đầu óc mê muội, cả năm sức khỏe suy yếu, người hay mệt mỏi, lười biếng. Vào đêm 30, trẻ em thường thức rất khuya như một lời chúc ông bà, cha mẹ sống lâu.
Đầu năm nên kiêng bực tức, cãi nộn
Kiêng dùng vật sắc nhọn
Người xưa quan niện, việc sử dụng các đồ vật sắc nhọn vào ngày đầu năm có thể cắt đứt lương duyên, vận hội, tuổi thọ của gia chủ. Để khắc phục, mọi người thường cất bớt dao kéo đi, chỉ chừa lại cái cần dùng. Và treo gương bát quái nhằm hóa giải hung tính, hay dán bùa phù, đặt hình tứ linh trấn địa, trừ tà, thu hút khí lành.
Kiêng việc bỏ dở đồ ăn
Những ngày đầu năm, người dân thường làm rất nhiều món ăn khiến cho việc ăn uống trong dịp tết trở thành nỗi sợ hãi của nhiều người, tuy nhiên cho dù món ăn ngày Tết như thế nào thì cũng cần tránh việc ăn nhè, bỏ dở bởi vì sẽ khiến cho cả năm bị mất mùa, đói khát… Đặc biệt tránh để thừa cơm, gạo khiến sau này lấy phải người chồng/vợ bị rỗ nặng. Tránh chống đũa vào bát gây sự chậm trễ trong công việc, thua lỗ khi buôn bán và nếu làm nghề nấu ăn thì rất ít khách. Để chữa lại việc bỏ dở ăn uống, ở các lần sau người ta thường ăn cam, dưa, xoài, đu đủ… nhờ có màu đỏ hồng, vị ngọt thơm sẽ mang lại sự may mắn và thành công… Trẻ con thường được khuyên không ăn chân gà tránh viết xấu như gà bới, văn phong cẩu thả, lại hay gây lộn.
Nguồn: giaoductretho.net