Một số thắc mắc thường gặp khi cho con ăn dặm kiểu Nhật

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp khá phổ biến hiện nay nhưng để con hợp tác ngay từ lần đầu thì người mẹ cần chú ý đến rất nhiều yếu tố.

Khi nào mẹ nên cho con ăn dặm kiểu Nhật?

Khi nào mẹ nên cho con ăn dặm kiểu Nhật?

Ăn dặm kiểu Nhật có ưu điểm gì? Đây chắc chắn là câu hỏi của rất nhiều mẹ trong quá trình nuôi dạy con. Trên thực tế phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là nhằm kích thích sự phát triển vị giác và thói quen ăn uống tốt chứ, không chú trọng đến lượng thức ăn. Vì thế, nếu áp dụng thành công, con có thể không béo tròn, tăng cân vùn vụt nhưng sẽ chắc khỏe, tự ăn mà không cần mẹ đút hoặc phải ẵm đi rong khắp nơi và quan trọng nhất là con thích thú với chuyện ăn uống, như thế vừa khỏe mẹ vừa tốt cho con.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ sơ sinh nên được cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và từ tháng thứ 6 trở đi, mẹ có thể bắt đầu giới thiệu các món ăn dặm cho bé bằng các loại rau củ, thịt cá. Tuy nhiên, mỗi đứa trẻ có tốc độ phát triển khác nhau nên mẹ cần dựa vào các biểu hiện muốn ăn của bé như chóp chép miệng và đùn lưỡi ra vào nhiều khi thấy người lớn ăn thay vì chỉ dựa vào tháng tuổi. Theo đó, cơ thể của trẻ thật sự cần đủ dinh dưỡng thông qua ăn dặm ở khoảng 9 tháng tuổi, vì thế, mục đích của việc ăn dặm giai đoạn này là tập cho trẻ làm quen với thức ăn đặc bên cạnh sữa và hình thành ý thức trong chuyện ăn uống.

Mẹ nên khởi động chuyện ăm dặm cho con như thế nào?

Mẹ nên khởi động chuyện ăm dặm cho con như thế nào?

Theo kinh nghiệm chăm sóc con, một trong những sự khác nhau quan trọng giữa cách ăn dặm kiểu Nhật so với cách ăn dặm truyền thống ở nước ta, đó là trong khâu chế biến món ăn. Nếu như các bà, các mẹ ngày xưa thường nghiền nhuyễn hoặc xay trộn nhiều loại thực phẩm rau củ, quả thịt với nhau để cho con ăn dặm thì phương pháp ăn dặm kiểu Nhật lại cho trẻ ăn riêng từng thứ một để chúng có thể nhận biết mùi vị của từng loại thực phẩm. Theo đó, có thể cho trẻ ăn dặm kiểu nhật bắt đầu bằng việc ăn cháo trắng nghiền, sau đó là rau củ rồi đến các loại đạm, tất cả đều bắt đầu từ một muỗng nhỏ riêng rẽ từng loại thực phẩm và không nêm gia vị. Cách này sẽ cho bé làm quen với từng vị riêng của thực phẩm để giúp bé phát triển vị giác.

Theo các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật không chỉ khác nhau về cách chế biến mà cách cho trẻ ăn cũng có nhiều điểm khác biệt. Trên thực tế bạn không thể đút cho trẻ ăn đến lớn rồi một ngày yêu cầu con tự ăn, vì thế phương pháp ăn dặm kiểu Nhật này kích thích cho bé phản xạ tự cầm nắm và cho thức ăn vào miệng, mẹ có thể khuyến khích bé tự làm. Ban đầu có thể là những loại bánh ăn dặm cho trẻ sơ sinh, khô và dễ tan trong miệng, sau đó cho trẻ làm quen với tô và muỗng cùng ít thức ăn để bé “nghịch”. Khi bé quen thuộc và khéo léo hơn, bé có thể tự bốc thức ăn cho vào miệng và tiến dần tới ăn bằng muỗng.

Để thành công trong phương pháp ăn dặm kiểu nhật thì bí quyết đầu tiên không phải ở con mà chính là tâm lý của người mẹ, bạn phải sẵn sàng “chịu đựng” việc con ăn ít, tăng cân chậm trong thời gian đầu. Vượt qua được sự yếu lòng và cảm giác xót con giai đoạn này, mẹ sẽ được hưởng “quả ngọt” khi thấy con tự ăn một cách thích thú mà không khóc quấy đòi đút, ăn ngậm, nhè thức ăn ra, chán ăn, sợ ăn… như nhiều bạn bè cùng tuổi khác.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội