Mẹ đã biết cách “ứng phó” với những hành vi xấu của trẻ
Hôm nay, mẹ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những cách ứng phó với những hành vi xấu của trẻ để ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra với con em mình.
- Nên ăn những loại trái cây gì để con luôn béo khỏe
- Top 5 thực phầm “vàng” giúp con phát triển não bộ toàn diện
- Sau khi cai sữa mẹ trẻ cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào là phù hợp
Mẹ đã biết cách “ứng phó” với những hành vi xấu của trẻ
Trở thành cha mẹ là một trong những điều tuyệt vời nhất cuộc đời mỗi người, bởi ai cũng muốn có những đứa con xinh xắn, đáng yêu, ngoan ngoãn. Chính vì vậy, những bước đi đầu đời của chúng nếu được xây dựng trên cơ sở nền tảng khoa học sẽ tạo hành trang vững chãi cho trẻ tự tin bước vào đời. Thế nhưng, để có những đứa con ngoan, thông minh, biết nghe lời đòi hỏi một quá trình uốn nắn vô cùng vất vả kể từ khi con cất tiếng khóc chào đời. Bởi không phải đứa trẻ nào sinh ra cũng đã sở hữu những tính nết tốt đẹp mà sự giáo dục, môi trường sống của cha mẹ có thể ảnh hưởng phần lớn đến con trẻ sau này. Có những hành vi dù nhỏ nhưng nếu không được uốn nắn thì về lâu dài nó sẽ ảnh hưởng đến nhân cách và lối sống của trẻ. Do đó, hôm nay các chuyên gia tư vấn chương trình Dạy con ngoan sẽ giới thiệu những hành vi của trẻ mà những bậc làm cha mẹ không nên bỏ qua và từ đó đề cập những cách ứng xử thông minh để ứng phó với trẻ.
Mẹ dạy con không giữ im lặng về hành động xấu
Nhiều bậc làm cha mẹ cho rằng con trẻ “hóng hớt” chuyện người khác là không tốt. Nhưng ở một số trường hợp bạn cần dạy con biết bất bình trước những hành động xấu của người khác, lên án những hành vi, phân biệt sự đúng sai và việc che giấu những hành vi như vậy là không đúng. Các chuyên gia tư vấn về cách xử lý như sau: mẹ hãy nói cho con hiểu sự khác nhau giữa kẻ ba hoa và người biết cảnh giác, luôn tận tâm giúp đỡ và những người tôn trọng lẽ phải. Bên cạnh đó, những người làm cha mẹ nên bình tĩnh lắng nghe những điều con nói, tránh đưa ra lời lẽ phán xét sai. Sau đó giúp con hiểu tình hình để cùng con đưa ra giải pháp cho vấn đề.
Mẹ dạy con không giữ im lặng về hành động xấu
Không tị nạnh với anh/chị em
Tị nạnh là thói xấu mà đa số các chị em trong các gia đình đều có, đôi khi chỉ là những miếng bánh nhỏ, chiếc kẹo hoặc món đồ chơi nhưng chúng lại giành bằng được và không ai chịu nhường nhịn nhau. Nhiều gia đình có con nhỏ còn tị nạnh với các em út vì lúc nào em cũng được mẹ chiều chuộng, bênh vực. Nếu không có sự can thiệp của người lớn, những người lam cha mẹ thì chúng có thể gây gổ, cãi vã, thậm chí là làm tổn thương nhau cả về thể chất lẫn tinh thần. Về những hành động này, mẹ nên tìm ra căn nguyên của vấn đề và tuyệt đối không để các con đánh nhau. Trong trường hợp này, cha mẹ nên là người đứng ở giữa, không thiên vị bên nào và cũng không lấy con cả, con út hay con đang lớn để giúp các con có cảm giác cha mẹ không thiên vị bên nào, phân biệt đúng sai, sau đó dạy con giải quyết xung đột một cách công bằng. Đồng thời, cha mẹ nên giải thích cho các con về tình cảm chị em, tôn trọng lẫn nhau trong một gia đình và mẹ nên cố gắng dành nhiều thời gian trò chuyện với từng trẻ để đứa để từ đó duy trì mối quan hệ thân thiết, gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, dạy các con biết yêu thương, sẻ chia, đùm bọc và chia sẽ lẫn nhau, cùng nhau vượt qua khó khăn.
Mẹ nên dạy con không nên tắt mắt
Nếu trẻ có thói quen tắt mắt bất cứ thứ gì thì cha mẹ không nen xem nhẹ, bởi nó sẽ hình thành nhân tố quyết định con người sau này ở trẻ. Có nhiều các bậc phụ huynh khi thấy con mình trộm đồ thì thường không kìm chế được cảm xúc mà chửi mắng rồi đánh đập làm tổn thương chúng nhưng cha mẹ không hề biết rằng những hành động như vậy càng làm con khó chịu và muốn trộm cắp hơn nữa. Những lúc như vậy, bạn càng phải bình tĩnh và kiềm chế cảm xúc, đồng thời cha mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân, động cơ khiến con làm như vậy rồi yêu cầu con trả lại tiền hoặc món đồ con ăn cắp và nói lời xin lỗi. Nếu trong trường hợp chúng ăn cắp vặt nhiều lần thì cần có những biện pháp hỗ trợ của Bác sĩ tâm lý, bằng mọi cách, bạn phải loại bỏ hành vi xấu này của con nếu không sẽ ảnh hưởng lớn để cuộc sống tương lai.
Mẹ nên dạy con không nên tắt mắt
Mẹ làm gì nếu con không trung thực
Để nuôi con khỏe đã khó, để dạy con ngoan còn khó và cần sự kiên trì hơn nhiều. Nếu con trẻ bạn không trung thực thì cha mẹ tránh nên kích động mà thay vào đó là phải kìm chế, giải thích cho con tầm quan trọng của sự trung thực và niềm tin trong các mối quan hệ, chúng quan trọng và có tầm ảnh hưởng như thế nào. Mẹ hãy dành thời gian suy nghĩ về một biện pháp trừng phạt phù hợp nào đó để dạy con rằng nói dối và sự không trung thực là hành vi xấu không thể chấp nhận được. Nếu sự thiếu trung thực diễn ra thường xuyên thì có thể là vấn đề nghiêm trọng, mẹ nên gặp chuyên gia để có hướng giải quyết đúng đắn.
Ngoài ra, các hành động như mè nheo, con có thái độ không tôn trọng người khác thì cha mẹ cũng nên để ý và sớm có sự can thiệp kịp thời để tránh các hành động xấu ảnh hưởng đến nhân cách, tương lai sau này của trẻ.
Nguồn: giaoductretho.net