Biện pháp để giáo dục con hư trở lên ngoan ngoãn

Giáo dục một đứa trẻ hư tưởng chừng như bất trị trở lên ngoan ngoãn nghe lời là điều không phải quá khó khăn nếu như cha mẹ biết cách xử lý khéo léo.

Cha mẹ đã biết cách giáo dục con hư?

Cha mẹ đã biết cách giáo dục con hư?

Việc giáo dục một đứa trẻ hư đòi hỏi cha mẹ cần phải hết sức khéo léo, nếu không trẻ rất có thể nảy sinh ra tâm lý chống đối, giận hờn người lớn và nhanh chóng trở thành “phần tử gây rối” trong gia đình và trường học. Dưới đây là một số phương pháp giúp cha mẹ có thể giáo dục đứa con hư của mình trở lên ngoan ngoãn hơn!

Hình phạt cho trẻ

Khi trẻ không nghe lời và tỏ ra bướng bỉnh, cha mẹ đừng ngần ngại đưa ra những hình phạt thích đáng cho trẻ, cảnh cáo hình phạt nặng hơn nếu trẻ tái phạm điều này giúp trẻ có thể tự kiểm soát được hành động của mình. Các bậc phụ huynh cần phải kiên quyết với những điều kiện mình đưa ra ngay từ đầu. Nếu trẻ không tái phạm, đừng tiếc lời khen ngợi, tuyên dương trẻ. Nhưng nếu trẻ tái phạm bạn buộc phải sử dụng đến hình phạt nặng hơn, hãy áp dụng đúng biện pháp trừng phạt như đã cảnh cáo trước.

Cho trẻ quyền lựa chọn

Giận hờn là trạng thái thường gặp của con trẻ đang lớn khi phát triển tính độc lập và muốn tự đưa ra quyết định. Lúc này cha mẹ hãy cho con trẻ quyền tự quyết định. Tuy nhiên, việc đưa ra lựa chọn có giới hạn sẽ cho trẻ có được sự độc lập mong muốn và quyền lựa chọn, và hãy nhớ đó là “lựa chọn có giới hạn”, tất cả các phương án đã được bố mẹ tính toán để phù hợp với lứa tuổi, tính cách trẻ.

Tỏ vẻ không quan tâm

Trẻ nhỏ luôn muốn được người khác chú ý tới, càng chú ý tới chúng thì chúng càng thích thể hiện. Nếu không được quan tâm, chú ý, thì những hành động phá phách, nghịch ngợm, phát động xung đột chẳng còn ý nghĩa gì nữa. Khi trẻ cáu giận, Cha mẹ hãy tỏ ra không quan tâm những phải chắc chắn là trẻ đang an toàn rồi. Nếu người lớn có thể đảm bảo chắc chắn rằng trẻ tuyệt đối không thể tự làm đau bản thân, hãy rời khỏi nơi diễn ra xung đột. Điều này có thể làm xung đột leo thang nhưng rồi dần dần sự cáu giận của trẻ sẽ tự chìm xuống. Nếu bạn kiên trì làm như thế, dần dần rồi chúng sẽ hiểu giận hờn chẳng mang lại điều gì.

Vỗ về

Khi những cơn giận của trẻ có triệu chứng gia tăng, không thể kiểm soát nổi. Lúc này thì thuyết phục, đe dọa hay tỏ ra không quan tâm cũng không còn tác dụng. Cách tốt nhất để nuôi dạy con ngoan ngoãn là cha mẹ hãy ôm và vỗ về trẻ cho đến khi trẻ dịu lại. Nói nhẹ nhàng khi cơn giận đang dần tan biến và giữ chặt trẻ cho tới khi trẻ thực sự bình thương trở lại. Bạn sẽ thấy rằng sau vài phút… vùng vằng, khi cảm nhận được sự ấm áp và an toàn trong vòng tay bố, mẹ, bé sẽ lại nhanh chóng trở lên ngoan ngoãn.

Cứng rắn

Trong nhiều trường hợp cha mẹ cần phải cứng rắn, tịch thu những thứ trẻ thích đi sẽ mang lại hiệu quả hơn là việc đe dọa suông. Khi trẻ hư quá, hãy lấy bớt kẹo trong hộp kẹo, ô tô đồ chơi, búp bê và nhất quyết không trả lại cho tới khi thấy có sự tiến bộ trong cách xử sự của trẻ. Cất những thứ này ở nơi nào trẻ thấy được nhưng không thể tự lấy được.

Dạy trẻ có trách nhiệm

Nếu bỏ qua những lỗi lầm và không dạy trẻ có trách nhiệm với hậu quả chúng gây ra, bạn đang giúp con hiểu rằng chúng chưa bao giờ phạm lỗi cả, cũng có nghĩa gián tiếp giúp con đổ lỗi cho người khác hoặc cho hoàn cảnh. Tùy mức độ sai phạm của con, nên có biện pháp khác nhau và luôn quan tâm giúp đỡ con hiểu được việc bé đang làm.

Biện pháp để giáo dục con không nghe lời

Biện pháp để giáo dục con không nghe lời

Làm gương cho con

Muốn có một đứa trẻ ngoan hãy bắt đầu giáo dục nó từ 20-30 năm trước khi ra đời. Điều này chứng tỏ việc làm gương của cha mẹ là vô cùng quan trọng. Muốn có đứa trẻ ngoan, biết vâng lời bên cạnh những kinh nghiệm chăm con khác,cha mẹ hãy chứng tỏ với con là mình đã từng làm được điều đó. Trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cách ứng xử của cha mẹ với thành viên khác trong gia đình, nếu bạn thường xuyên rên rỉ hoặc phàn nàn, con sẽ học tập theo bạn.

Trong việc dạy bảo con cái đòi hỏi cha mẹ cần phải trang bị cho mình những kiến thức cần thiết như chế ngự sự căng thẳng, tức giận, hay biết cách lắng nghe con một cách tích cực, xử lý khôn khéo để giúp con ngoan ngoãn nghe lời. Khi người lớn tức giận, trẻ em sẽ là người lãnh hậu quả, có thể dẫn đến những bạo lực về thể chất cũng như tinh thần.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội