Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách

Hầu hết những người lần đầu làm mẹ đều rất vụng về, lóng ngóng trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Vì vậy các mẹ hãy cùng giaoductretho.net theo dõi một số kinh nghiệm chăm con nhỏ dưới đây!

lần đầu làm mẹ chưa có kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinhlần đầu làm mẹ chưa có kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh

Việc chăm sóc trẻ sơ sinh không hề đơn giản, nhất là đối với những người lần đầu làm cha làm mẹ, việc làm này đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận để tránh gây tổn hại đến con vì thời gian mới sinh trẻ rất non nớt và mỏng manh !

Kinh nghiệm chăm sóc da cho trẻ sơ sinh

Da của trẻ mới sinh rất mỏng và nhạy cảm, do đó mẹ cần phải chăm sóc hết sức cẩn thận và tỉ mỉ. Khi mới sinh ra, trẻ sẽ có một lớp sáp màu trắng bao phủ cơ thể bé được gọi là Vernix caseosa hay chất gây có tác dụng giữ nhiệt và bảo vệ da. Do vậy mà ngay sau khi sinh, mẹ không nên tắm sạch lớp chất “gây” ấy. Sau khoảng 24-48 giờ sau sinh, thì mẹ mới nên tắm sạch cho trẻ hết chất gây để bảo đảm trẻ không bị nhiễm khuẩn da. Ngoài ra mẹ cũng nên kiểm tra xem trẻ có khiếm khuyết gì trên da như bớt hay có bị xước trong quá trình sinh nở không nhé.

Kinh nghiệm chăm sóc rốn trẻ

Rốn trẻ sơ sinh là phần kết nối giữa trẻ và người mẹ, sau khi mới sinh bộ phận này rất dễ bị nhiễm trùng gây mùi khó chịu và có thể gây ra chảy máu, xả chất lỏng màu trắng ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Do đó việc chăm sóc rốn trẻ sơ sinh là rất cần thiết để bảo đảm các hốc rốn khô và dây rốn rụng tự nhiên.

  • Việc chăm sóc rốn cho trẻ cha mẹ cần phải hết sức lưu ý những điều dưới đây:
  • Trước khi vệ sin, mẹ cần phải rửa tay bằng xà phòng hoặc sát trùng bằng cồn 90 độ.
  • Dùng bông nhúng nước sôi rồi để nguội lau sạch vùng rốn, sau khi vệ sinh xong phải thấm khô bằng bông sạch.
  • Sát trùng rốn bằng cồn 70 độ, sau đó để hở hoặc băng lại bằng gạc mỏng. Mẹ lưu ý khi quấn tã tránh vùng rốn bé để không gây bí, nóng dễ dẫn đến viêm nhiễm.
  • Thường xuyên kiểm tra rốn trẻ xem có điều bất thường gì xảy ra hay không.

Kinh nghiệm cho con bú

Cho trẻ bú đúng cách giúp mẹ sẽ không bị đau, không cảm thấy khó chịu và trẻ không bị sặc sữa. Khi bắt đầu cho con bú mẹ bế trẻ sao cho giữa cằm và cổ tạo thành một góc khoảng 140 độ, đảm bảo bé có thể ngậm sâu vào quầng vú. Trước khi cho con bú mẹ cần phải vệ sinh vú sạch sẽ, nên dùng khăn mềm nhúng nước ấm và lau sạch đầu vú, kẽ vú, có thể dùng vài giọt sữa mẹ để bôi trong trường hợp đầu ngực bị khô nẻ, sau khi bú xong cũng cần phải vệ sinh thêm một lần nữa.

Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh

Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh

Chăm sóc giấc ngủ cho con

Trẻ dưới 1 tuổi thường ngủ rất nhiều, hầu hết thời gian trong ngày trẻ thường ngủ và chỉ thức dậy khi trẻ đói.Giấc ngủ rất quan trọng trong việc phát triển và tăng cường hệ miễn dịch của trẻ. chính vì vậy mà việc chăm sóc giấc ngủ cho trẻ là điều rất cần thiết.

Để bé có thể ngủ ngon giấc, tư thế ngủ tốt nhất cho trẻ là nằm ngửa. Khi trẻ được 6 tháng tuổi, trẻ đã có thể lật nghiêng qua một bên hay nhổm đầu, ba mẹ đừng lo lắng khi thấy bé xoay người khi ngủ, điều đó chứng tỏ bé đã có đủ sức khỏe để lựa chọn một tư thế ngủ tốt nhất cho mình. Không nên rung lắc để giúp trẻ dễ ngủ hơn, điều này rất dễ khiến não của trẻ bị tổn thương. Bảo đảm nhiệt độ phòng trong khoảng 26 độ là tốt nhất.

Kinh nghiệm Tắm cho trẻ

Việc tắm cho trẻ là phần không thể thiếu trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng con khỏe mạnh, thoải mái và dễ chịu hơn. Với những bé chưa rụng rốn có thể tắm bằng khăn, dùng khăn nhúng nước sạch và lau toàn thân bé. Đối với bé đã rụng rốn rồi có thể tắm bằng chậu. Không nhất thiết mỗi ngày phải gội đầu cho bé, ngoại trừ khi thời tiết nóng. Khi vào mùa đông việc tắm cho trẻ cần phải nhanh chóng và bảo đảm trẻ không bị lạnh, chỉ nên tắm khoảng 2 đến 3 lần trong một tuần.

Cha mẹ cũng cần phải thường xuyên kiểm tra thân nhiệt cho trẻ, đặc biệt là vào mùa đông, nếu thấy trẻ lạnh thì cần phải ủ ấm cho trẻ ngay, cần hạn chế cho trẻ ra ngoài, nếu cần phải ra ngoài thì cần đội mũ, quàng khăn kín đáo cho con.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Hầu hết trẻ sơ sinh những tháng đầu chỉ uống sữa mẹ, nên cho trẻ bú càng sớm càng tốt để bé có thể nhận được lượng sữa non bổ dưỡng. Hầu hết trẻ sơ sinh cần được cho bú mỗi 2 – 4 tiếng và khoảng 8 – 12 lần trong ngày. Mẹ cũng lưu ý tư thế bú và cách bú đúng giúp bé hấp thụ được lượng dinh dưỡng cần thiết.

Việc chăm sóc trẻ sơ sinh ở những tháng đầu là rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển khỏe mạnh của trẻ sau này. Hi vọng rằng với bài viết này, sẽ giúp nhiều bà mẹ có thêm kinh nghiệm chăm sóc con cái, đảm bảo sức khỏe và sự phát triển toàn diện cho trẻ sau này!


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội