Hướng dẫn mẹ cách nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ ăn dặm
Cách nấu cháo dinh dưỡng như thế nào để bảo đảm được đầy đủ dưỡng chất, vitamin cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ là thắc mắc của không ít người lần đầu làm mẹ.
- Danh sách những loại rau củ giàu dinh dưỡng cho bé
- Mẹ hãy cùng con vượt qua “nỗi đau tự kỷ”
- Cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất để đảm bảo dinh dưỡng cho con
Cháo dinh dưỡng rất cần thiết trong giai đoạn trẻ ăn dặm
Trong thời kỳ trẻ ăn dặm, cháo dinh dưỡng là món ăn không thể thiếu, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên việc nấu cháo dinh dưỡng như thế nào để hạn chế tối đa sự hao hụt các loại vitamin, chất dinh dưỡng trong quá trình chế biến là điều không phải bà mẹ nào cũng biết. Sau đây giaoductretho.net sẽ hướng dẫn mẹ biết cách nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ sao cho đảm bảo nhất.
Các bước để nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ
Bước 1: Để có một nồi cháo dinh dưỡng ngon, đảm bảo cho trẻ, thì trước hết mẹ cần phải lựa chọn loại gạo vẫn còn vỏ cám, hạt gạo căng tròn, không lẫn tạp chất, bởi vì sử dụng loại gạo này sẽ bảo đảm tối đa được chất dinh dưỡng tốt cho trẻ, những loại gạo được chà xát quá kĩ sẽ mất đi mầm gạo chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng. Quá trình vo gạo mẹ cũng không nên quá kĩ, bởi vitamin B1 trong gạo rất dễ hòa tan, và khi nấu cháo phải cho lượng nước vừa đủ tránh việc dư nước đổ bớt nước gây mất chất.
Bước 2: Chọn rau củ: Sau khi lựa chọn được loại gạo phù hợp để nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ, mẹ cần lựa chọn những loại rau củ tươi, ngon, không dập nát và có mùi lạ. Trước khi chế biến cho trẻ cần phải rửa sạch rau và loại bỏ phần thân già, cứng, chỉ nên dùng phần lá và thân mềm sẽ giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa hơn.
Bước 3: Lựa chọn Thịt: Một nồi cháo dinh dưỡng cho trẻ không thể thiếu chất đạm từ thịt. Mẹ có thể lựa chọn thịt bò, thịt tôm, thịt cá… để nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ, mẹ nên chọn thịt khô ráo, màu sắc tươi tự nhiên, có độ đàn hồn. Tuyệt đối không được dùng thịt có mùi và màu khác thường, kém tươi, màng ngoài nhớt, dính, không có độ đàn hồi là thịt đã ôi thiu để nấu cháo cho trẻ ăn, điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của trẻ và tiềm ẩn những tác nhân gây bệnh lý ở trẻ.
Bước 4: Sau khi lựa chọn được đầy đủ nguyên vật liệu cần thiết, lúc này mẹ hãy cho nước sạch vào nồi trước, đun sôi rồi đổ gạo đã được vo sạch vào và ninh đến khi gạo nhừ, mẹ đừng quên việc khuấy đều để tránh cháo bị dính vào đáy nồi nhé. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi nước sối 2 lần, các bạn để cháo sôi tiếp thêm 7 phút rồi đậy kín lại. Nếu mẹ nấu chung rau củ, thịt với cháo thì cần lưu ý để bảo đảm những dưỡng chất và vitamin cần thiết không bị mất đi thì tốt nhất mẹ nên nấu cho bé đủ ăn, tránh việc hâm đi hâm lại nhiều lần, điều này cũng sẽ khiến mùi vị của cháo bị mất đi, làm trẻ không còn muốn ăn nữa.
Sau khi nấu cháo xong, mẹ nên cho trẻ sử dụng ngay, để đảm bảo nóng sốt, ngon miệng và không bị mất các chất dinh dưỡng, (mẹ cần cẩn thận để tránh việc trẻ bị bỏng nhé). Nếu trẻ không ăn hết được phần cháo mẹ có thể bảo quản trong tủ lạnh, tuy nhiên nên hạn chế bởi vì khi đó các vi sinh vật bắt đầu phát triển, rất không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Sai lầm trong việc nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ
Cháo dinh dưỡng cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết bao gồm chất béo, chất đạm, các loại vitamin B1, A, C, D… Cháo còn giúp tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ dưới 1 tuổi, giúp phát triển toàn diện trí não, chiều cao, cân nặng, đẩy lùi một số bệnh hay gặp ở trẻ khi thời tiết giao mùa như cúm, sốt…Tuy nhiên vẫn nhiều bà mẹ vẫn còn mắc những sai lầm trong việc nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ, làm mất đi chất dinh dưỡng của cháo như:
Chỉ sử dụng nước hầm xương: Đây là một sai lầm mà rất nhiều bà mẹ việt mắc phải. Việc sử dụng nước hầm xương để nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ sẽ ngon hơn và có vị ngọt tự nhiên hơn, nhưng nước hầm xương không đủ dưỡng chất cho trẻ nếu không có thịt và rau củ. Vi vậy, mẹ nên kết hợp giữa nước hầm xương, thịt và rau củ để nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ.
Chỉ mẹ cách nấu cháo dinh dưỡng cho trẻ
Loại bỏ dầu ăn: Nhiều mẹ nghĩ rằng, trẻ ăn dặm thì không cần dùng dầu ăn, đây là suy nghĩ sai lầm. Trẻ phát triển không thể thiếu chất béo, dầu ăn ngoài cung cấp các chất béo cần thiết tốt cho sức khỏe còn giúp hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn. Sau khi nấu cháo xong mẹ nên cho 1 đến 2 thìa nhỏ dầu ăn vào nồi cháo cho trẻ nhé.
Luôn ưu tiên khoai tây, cà rốt: Khoai tây và cà rốt là thực phẩm rất tốt nhưng đừng cho bé ăn liên tục. Ăn nhiều khoai tây dễ đầy bụng, khó tiêu, nhiều cá rốt có thể dẫn tới hiện tượng vàng da ở trẻ nhỏ.
Nấu cháo cho trẻ ăn cả ngày: Nhiều bà mẹ, do không có thời gian hay vì lý do nào đó thường nấu nguyên 1 nồi cháo to ăn cả ngày và bảo quản trong tủ lạnh, tuy nhiên việc bảo quản cháo trong tủ lạnh một ngày dài cũng không thể ngăn cản được các loại vi khuẩn gây hại sinh sôi, phát triển và làm mất đi đáng kể chất dinh dưỡng. Vì vậy, thay vì nấu chung hãy đầu tư nồi nấu cháo giành riêng cho bé.
Cùng với đó mẹ nên tránh sử dụng nồi nhôm, nồi cơm điện để nấu cháo cho trẻ, bởi vì sẽ làm cháo dễ bị bén tạo cháy ở đáy nồi, hạt gạo bung nở, các vitamin đặc biệt B1 và vitamin C dễ bị bay hơi, hao hụt trong quá trình nấu.
Trên đây là một số thông tin cần thiết giúp mẹ có thể chuẩn bị một nồi cháo dinh dưỡng thơm ngon và bổ dưỡng, giúp bé hấp thu dưỡng chất một cách tối ưu nhất. Mẹ có thể theo dõi thêm những thông tin cần thiết cho quá trình nuôi con khỏe mạnh Tại Đây.