Chuyên gia chia sẻ những điều bố mẹ cần biết khi con ở tuần 32

Khi con ở tuần 32, bé sẽ có những phát triển nhất định về mặt cảm xúc và cơ thể. Là bố là mẹ, bạn cũng cần phải biết để chuẩn bị cho con và hỗ trợ con phát triển một cách tích cực.

Chuyên gia chia sẻ những điều bố mẹ cần biết khi con ở tuần 32

Chuyên gia chia sẻ những điều bố mẹ cần biết khi con ở tuần 32

Sự phát triển về mặt cảm xúc của con

Ở tuần thứ 32 bé đã dần nhận biết được cảm xúc của bản thân. Bé đã biết bắt chước tâm trạng, biết đánh giá những sự việc xung quanh. Nếu bé thấy một người nào đó khóc, bé có thể khóc theo ngay. Những khoảng thời gian tới, bé đã có thể học tập được những gì bạn đối xử với những người xung quanh, bé bắt đầu biết khám phá tìm hiểu những cảm xúc của bản thân mình. Trong tuần thứ 32, bé có thể đứng dậy từ tư thế đang ngồi, bé có thể chuyển từ trườn sang ngồi, bé có thể biết trò vỗ tay và chào tạm biệt, có thể sử dụng các ngón tay để nhặt đồ, biết đi các chỗ xung quanh nhà để khám phá, biết bập bẹ gọi “mẹ” và “ba”.

Mẹ nên hỗ trợ cho bé để bé học hỏi

Theo kinh nghiệm chăm sóc con của nhiều bà mẹ, nếu con ngủ riêng ở một phòng khác với bố mẹ, bạn nên ở cạnh con thêm một thời gian đến khi con ngủ. Trong thời gian đó, bạn có thể đọc truyện hoặc bật nhạc cho con nghe để con cảm thấy dễ chịu thoải mái và cảm thấy an toàn để ngủ dễ dàng hơn. Khi bé đã ngủ ngon, bạn mới có thể chuyển sang làm những công việc khác trong gia đình. Bạn nên tạo cho con cảm giác phòng ngủ là một nơi tốt đẹp để nghỉ ngơi thư giãn chứ không phải là một nơi kinh khủng nào đó.

Mẹ nên hỗ trợ cho bé để bé học hỏi

Mẹ nên hỗ trợ cho bé để bé học hỏi

Bạn nên theo dõi sức khỏe của con như thế nào?

Để đảm bảo sức khỏe của con thì mẹ nên theo dõi một số bệnh của con thường gặp để có hướng điều trị tốt nhất.

Tiêu chảy

Tình trạng tiêu chảy gặp ở trẻ nhỏ là tình trạng trẻ đi ngoài ra phân lỏng có màu bất thường kéo dài có thể chứa chất nhầy hoặc máu và nặng mùi hơn bình thường.

Nguyên nhân phổ biến nhất thường gặp ở trẻ nhỏ đó là sự nhiễm trùng đường tiêu hóa, nhiễm trùng đường hô hấp do virus, bé bị cảm lạnh, bị dị ứng thực phẩm, hoặc đang điều trị cho bé bằng kháng sinh. Cho bé uống quá nhiều nước trái cây cũng là một nguyên nhân.

Nếu thấy con có những biểu hiện bị tiêu chảy, bé sẽ có khả năng bị mất nước. Bạn nên bổ sung nước cho con, sữa là sự lựa chọn tốt nhất, bạn tránh cho bé uống nước hoa quả tránh tình trạng nghiêm trọng hơn. Bạn nên cố gắng giữ cho mông bé luôn khô ráo, sạch sẽ. Không để cho vi khuẩn phát triển gây hăm và khiến bệnh nặng hơn.

Hãy tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy ở trẻ để có biện pháp chữa trị kịp thời. Bạn hãy rửa tay bạn và tay bé thường xuyên, rửa sạch đồ ăn trái cây, rau củ trước khi cho trẻ ăn để phòng ngừa tiêu chảy cho trẻ.

Các vấn đề răng miệng

Nếu răng sữa của bé mọc lệch hoặc to quá hoặc nhỏ quá hoặc mọc chậm bạn cũng không cần phải lo lắng quá nhiều. Đến khi bé 2 tuổi rưỡi bé sẽ có đủ 20 chiếc răng đầy đủ. Khi lớn bé sẽ có giai đoạn thay răng, lúc đó nếu răng bé có vấn đề bạn mới nên tác động vào.

Nếu răng bé xám màu bạn cũng không cần phải quá lo lắng. Một số bé do uống vitamin và các khoáng chất có chứa sắt khiến trẻ có nguy cơ ố vàng răng cao hơn. Điều này không hề hại cho răng của bé, nếu bạn dừng không cho bé dùng các loại thuốc này, răng của bé sẽ không bị ố nữa. Hoặc bạn nên dùng gạc làm sạch răng cho bé sau khi uống những loại vitamin dạng nhai.

Thường xuyên uống sữa hoặc nước trái cây trước khi đi ngủ cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị sâu răng. Sâu răng cũng có thể là do bẩm sinh hoặc do kết quả của chấn thương. Khi đó bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm hướng giải quyết, đảm bảo sức khỏe cho con.

Nguồn: giaoductretho.net

 


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội