Mách mẹ một số “mẹo” giúp con chịu bú bình ngay từ những lần đầu tiên

Không phải ai cũng có đủ thời gian để cho con bú mẹ trong suốt những năm tháng đầu đời, vì thế sau khoảng thời gian bắt đầu đi làm trở lại mẹ cần dạy cho con học ti bình từ các loại sữa tích trữ hoặc sữa công thức.

Mách mẹ một số “mẹo” giúp con chịu bú bình ngay từ những lần đầu tiên

Mách mẹ một số “mẹo” giúp con chịu bú bình ngay từ những lần đầu tiên

Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đồng thời đây cũng là yếu tố đảm bảo sức khỏe cũng như gia tăng sức đề kháng. Tuy nhiên, khi các bà mẹ phải sớm trở lại làm việc thì việc cho con bú trực tiếp rất khó khăn, do đó các bà mẹ thường vắt sữa ra bình hoặc chuyển sang cho trẻ uống sữa ngoài hoàn toàn. Việc các em bé đã quen với việc bú trực tiếp từ vú mẹ sẽ rất khó chuyển sang bú bình do sự khác biệt. Dưới đây là một số lời khuyên từ các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur mà bạn có thể thử để giúp bé tập cách bú bình:

Đừng cho trẻ bú bình khi quá đói

Khi đói, trẻ thường rất khó chịu và nếu như trẻ đang bú mẹ thì việc cho trẻ bú bình khi đói sẽ vô cùng khó khăn. Việc làm quen với núm vú giả bằng silicon không hề đơn giản đối với trẻ nhỏ, do đó bạn hãy thử cho bé bú bình khi bé có tâm trạng tốt và cởi mở hơn, từ đó con cũng sẽ chịu “hợp tác” với việc ti bình hơn nữa.

Để ngón tay của bạn dưới núm vú giả

Để ngón tay dưới núm vú giả có thể hơi kì lạ nhưng việc đặt ngón tay dưới núm vú giả làm cho núm vú giả có màu hồng hào như vú của mẹ. Điều này sẽ làm cho trẻ có cảm giác quen thuộc hơn, trẻ sẽ dễ dàng quen với núm vú giả và con sẽ tiếp nhận bú bình thay vì việc từ chối.

Thay phiên cho trẻ ngậm núm vú giả và bình bú

Theo kinh nghiệm chăm con của nhiều bà mẹ thì bạn nên rèn luyện phản xạ mút của trẻ bằng cách cho trẻ ngậm núm vú giả trong miệng rồi sau đó thay thế bằng bình bú. Trẻ sẽ quen dần và bú bình một cách thoải mái hơn, không đơn thuần chỉ ngặm và bú ti mẹ nữa.

Thay phiên cho trẻ ngậm núm vú giả và bình bú

Thay phiên cho trẻ ngậm núm vú giả và bình bú

Hương vị sữa của bạn

Sữa mẹ có chứa một loại enzyme là lipase giúp phân giải chất béo và làm sữa mẹ dễ tiêu hóa cho trẻ. Tuy nhiên, hàm lượng lipase cao có thể khiến sữa mẹ có vị như xà phòng hoặc kim loại, vì tế nhiều người cho rằng đây chính là lý do khiến bé không uống khi sữa mẹ được vắt ra bình. Để tránh điều này, bạn nên học cách vắt sữa mẹ cho trẻ đúng cách để vừa đảm bảo được chất dinh dưỡng mà vẫn giữ được hương vị thơm ngon.

 Sử dụng núm vú chảy chậm

Khi bú trẻ sơ sinh mút sữa từ núm vú giả, sữa ra nhiều có thể khiến cho trẻ khó chịu hoặc bị sặc. Do đó, việc lựa chọn một bình sữa có núm vú chảy chậm sẽ làm cho trẻ có cảm giác quen thuộc như bú mẹ và bú dễ dàng hơn. Đôi khi trẻ sẽ lại từ chối vú mẹ khi đã quen với núm vú giả có dòng chảy ổn định.

Ngoài các yếu tố trên thì trong khoảng thời gian con dưới 1 tuổi mẹ có thể nhờ người thân của mình cho trẻ bú bình. Bởi việc mẹ bế và cho trẻ bú bình có thể gây khó chịu cho trẻ khi cách bú và hương vị sữa không giống như bú trực tiếp từ mẹ.

Nguồn: giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội