Chăm sóc trẻ bị tự kỷ đúng cách như thế nào?

Quá trình chăm sóc một em bé khỏe mạnh đã phức tạp và cần sự tinh tế, khéo léo. Vậy chăm sóc một em bé không may mắc chứng tự kỷ thì có gì đặc biệt và cần chú ý. 

Chăm sóc trẻ bị tự kỷ đúng cách như thế nào?

Chăm sóc trẻ bị tự kỷ đúng cách như thế nào?

Theo đó, bạn cần biết được một số kiến thức cơ bản về cách chăm sóc trẻ tự kỷ như thế nào cho đúng và hiệu quả nhất?

Tự kỷ là gì?

Theo chuyên gia đến từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tự kỷ là sự rối loạn phức tạp của sự phát triển não bộ. Rối loạn ở trẻ tự kỷ gây ra rất nhiều khó khăn trong tương tác xã hội, giao tiếp, ngôn ngữ và hành vi lặp lại ở những mức độ khác nhau.

Tự kỷ thường đi kèm với các khuyết tật trí tuệ, sự khó khăn của các bé trong quá trình giao tiếp và vận động trong cuộc sống. Khó khăn từ việc giao tiếp, ăn uống rồi đến ngủ nghỉ và rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Tuy nhiên, ở một số trẻ tự kỷ lại có những tài năng đặc biệt liên quan đến âm nhạc, hội họa và các lĩnh vực nghệ thuật. Tự kỷ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng thường chịu sự ảnh hưởng lớn nhất trong giai đoạn phát triển rất sớm của não bộ. Tuy nhiên, bố mẹ thường chỉ phát hiện và nhận thấy những dấu hiệu trẻ tự kỷ trong độ tuổi từ 2 đến 3 tuổi.

Phương pháp chăm sóc trẻ tự kỷ

Đối với trẻ tự kỷ, bố mẹ cần có chế độ chăm sóc riêng, cần quan tâm và đặc biệt là cần sự tìm hiểu, sự tỉ mỉ phương pháp chăm sóc. Vấn đề đầu tiên cần quan tâm là giấc ngủ của trẻ, trẻ tự kỷ có hệ thống thần kinh nhạy cảm hơn bình thường. Chính vì vậy chỉ cần những biến đổi nhỏ trong ngày cũng có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ vào ban đêm.

Bác sĩ Giang giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ trẻ tự kỷ thường hay mắc nhiều vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa, đường ruốt, vì vậy trẻ sẽ khó khăn hơn trong quá trình ăn uống. Từ đó bố mẹ cần tìm hiểu nhiều phương pháp riêng để cũng cấp thức ăn đúng cách cho trẻ. Việc trẻ bỏ ăn hay không thích màu sắc, mùi vị của các loại thực phẩm, thức ăn sẽ tạo cho bé sự sợ hãi với đồ ăn. Dẫn đến việc trẻ bị thiếu chất dinh dưỡng và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sự phát triển. Trong trường hợp này, bố mẹ cần khéo léo thay đổi các món ăn, đồng thời đưa dần các thực phẩm vào bữa ăn hằng ngày với lượng nhỏ để trẻ có thời gian thích nghi và không còn sợ hãi đồ ăn.

Phương pháp chăm sóc trẻ tự kỷ

Phương pháp chăm sóc trẻ tự kỷ

Điểm nổi bật ở trẻ tự kỷ đó là sự khó khăn trong quá trình thích nghi khi thay đổi môi trường sống hoặc học tập. Việc không thích nghi được với môi trường xung quanh sẽ gây cho trẻ tự kỷ cảm giác sợ hãi, cô đơn một mình và dẫn tới hiện tượng cáu và nổi giận. Bố mẹ cũng cần biết khi trẻ có biểu hiện của sự nổi giận, chúng ta nên nhường nhịn trẻ khi trẻ có cảm xúc bất thường. Không nên có hành vi bạo hành, sử dụng các vật dụng khiến trẻ có cơn tức giận. Một chú ý cho bố mẹ có con bị tự kỷ đó là luôn  cần mềm mỏng khi trẻ nổi giận nhưng cũng không nên quá chiều trẻ. Ở trẻ tự kỷ đôi khi trẻ sẽ có hành vi tự gây tổn thương, thương tích cho bản thân cũng như người khác, trong trường hợp này bố mẹ nên quan tâm nhiều hơn đến trẻ, cũng không nên đáp ứng như cầu của trẻ như vội bồng bế trẻ ngay tại thời điểm đó; quan sát và tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới việc trẻ tự gây tổn thương cho mình và mọi người xung quanh từ đó rút ra những biện pháp hạn chế tổn thương.

Các bậc phụ huynh tuyệt đối không dùng lời hâm dọa, la mắng hay đánh đập bé vì như vậy sẽ vô tình gây ra những tổn thương tinh thần cho trẻ.

Tự kỷ thông thường sẽ kéo dài suốt đời không thể chữa khỏi nhưng vẫn có thể cải thiện được nếu nhận được sự  chăm sóc tốt từ bố  mẹ và người thân, vậy nên nếu trong gia đình có trẻ tự kỷ hãy quan tâm nhiều hơn, dành nhiều thời gian cho con, bên con nhiều hơn nữa để giúp con sớm hòa nhập cùng bạn bè.

Nguồn giaoductretho.net


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội