Cha mẹ cần làm gì khi trẻ mọc răng không theo thứ tự?

Những chiếc răng sữa đầu tiên của bé sẽ mọc ở giai đoạn 6 tháng tuổi và theo một thứ tự nhất định. Trường hợp răng của bé mọc không theo tự nhiên cha mẹ cần làm gì?

Trẻ mọc răng sẽ theo một thứ tự nhất định

Mọc răng là một sự phát triển “cần phải có” đồng thời cũng chính là sự chuyển biến giai đoạn của trẻ nhỏ từ giai đoạn sơ sinh đến trưởng thành của mỗi con người. Tuy nhiên không phải lúc nào vấn đề mọc răng cũng theo thứ tự sắp đặt sẵn của tạo hóa. Khi  mọc răng không đúng thứ tự các bậc cha mẹ cần phải có một số biện pháp giải quyết cũng như theo dõi giúp hạn chế các rủi ro sau này.

Trẻ nhỏ mọc răng không đúng thứ tự, cha mẹ nên làm gì?

Có một vài trường hợp, các bé mọc răng chưa đúng thứ tự. Có thể là con sẽ mọc răng hàm trước răng cửa hoặc con chưa mọc hết răng cửa đã mọc răng hàm…

Trong những trường hợp các bé mọc răng không đúng thứ tự cha mẹ cũng không cần quá lo lắng, bởi vấn đề mọc răng sẽ không ảnh hưởng đến thời kì trẻ phát triển hay vấn đề tâm sinh lý sau này của trẻ sau này. Hiện tượng mọc răng không đúng thứ tự hết sức bình thường sẽ gặp ở một số bé có cơ địa khác biệt, hoặc có chế độ dinh dưỡng và phương pháp chăm sóc răng miệng hoặc có thể là do AND di truyền.

Khi trẻ dưới 1 tuổi mọc răng không đúng theo thứ tự, phụ huynh có thể đưa bé đến gặp các chuyên gia y tế giúp được theo dõi và tư vấn một số lời khuyên về các phương pháp chăm sóc răng miệng. Đặc biệt trẻ nhỏ thời điểm thay răng, có thể răng sữa chưa gãy nhưng răng vĩnh viễn đã mọc lên khiến cho hàm của bé bị lệch lạc răng hoặc răng mọc lộn xộn.

Trẻ nhỏ mọc răng không đúng thứ tự, cha mẹ nên làm gì?

 Chăm sóc răng cho bé cần lưu ý một số gì?

Cha mẹ hãy chú ý đến việc vệ sinh răng lợi thật tốt cho bé yêu trong suốt thời kì mọc răng giúp tạo tiền đề cho một hàm răng chắc khỏe.

  • Cha mẹ cần vệ sinh răng lợi cho bé bằng việc sử dụng khăn vải mềm. Nếu có thể hãy sử dụng bông gạc sạch giúp lau khoang miệng.
  • Sau mỗi lần cho bé bú sữa, các mẹ hãy cho bé uống một chút nước lọc giúp làm sạch miệng, ngăn ngừa một vài loại vi khuẩn có hại tấn công.
  • Khi răng bé đã mọc tương đối đầy đủ, cha mẹ có thể chỉ dẫn bé phương pháp đánh răng giúp tạo thói quen tốt cho bé ngay từ khi còn nhỏ.
  • Hãy bổ sung các chất như: canxi, photpho thông qua sữa mẹ đối với trẻ đang thời kì bú mẹ
  • Bổ sung thêm chất xơ, một vài loại vitamin C, D có trong một vài loại rau, củ, quả thông qua một số bữa ăn hàng ngày
  • Đặc biệt, cha mẹ nên đưa bé khám sức khỏe răng miệng theo định kỳ 6 tháng 1 lần giúp phát hiện các bất thường tại vùng răng miệng.

Chuyên gia y tế chia sẻ lịch mọc răng của trẻ sơ sinh

Chuyên gia Cao đẳng Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ quá trình mọc răng của trẻ như sau:

1. Răng cửa giữa hàm dưới

Vị trí răng đầu tiên mọc thường là 2 răng cửa hàm dưới (2 chiếc răng có cạnh hẹp, ở phía trước, có chức năng cắn thức ăn).

2. Răng cửa giữa hàm trên

Tiếp theo là vị trí mọc của 2 răng cửa giữa ở hàm trên, thông thường nhú lên khi bé được 6-12 tháng tuổi.

Thứ tự mọc răng của bé qua các giai đoạn

3. Răng cửa cạnh hàm trên

2 răng tiếp theo có thể mọc trên hàm răng của bé đó là 2 răng cửa cạnh hàm trên (1 răng bên trái, một răng bên phải của 2 răng cửa giữa).

4. Răng cửa cạnh hàm dưới

Tương tự như 2 răng cạnh hàm trên, 2 răng cạnh hàm dưới cũng có thể mọc bất cứ độ tuổi nào của bé từ 10-16 tháng.

5. Một số chiếc răng hàm đầu tiên

Tiếp theo sẽ là 2 răng hàm ở hàm trên có tac dụng dùng giúp nghiền và nhai. Răng hàm đầu tiên sẽ mọc khi bé được khoảng 12-18 tháng tuổi.

6. 2 răng hàm dưới

Tiếp tục sẽ là 2 răng hàm bên dưới. Cũng như 2 răng hàm trên, chúng sẽ mọc gần như cùng lúc ở 2 bên.

7. Răng nanh hàm trên

2 chiếc răng nanh hàm trên sẽ được mọc vào khoảng 16-22 tháng tuổi sẽ lấp đầy vị trí bị bỏ trống.

8. Răng nanh hàm dưới

2 răng nanh hàm dưới mọc khi bé ở khoảng 17-23 tháng tuổi. Bây giờ, bé nhà bạn đã có một nụ cười toàn răng.

9. Răng hàm phía dưới

2 răng hàm phía dưới tiếp theo được mọc khi bé được khoảng 23-31 tháng tuổi.

10. Răng hàm phía trên

2 chiếc răng hàm trên cuối cùng sẽ mọc khi em bé ở khoảng 25-33 tháng tuổi. Vậy là cho đến khi 3 tuổi, bé sẽ có một nụ cười vô cùng rực rỡ với đầy đủ 20 chiếc răng sữa.

Theo giaoductretho tổng hợp


Trường Cao đẳng Dược Hà Nội